Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội đang dần phổ biến trong đời sống người lao động. Khi tham gia BHXH, người lao động cần phải xuất trình CMND. Tuy nhiên, hiện nay CCCD đang dần thay thế cho CMND. Vậy, việc thay đổi CMND sang thẻ căn cước trên BHXH sẽ như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Thay đổi CMND sang thẻ căn cước trên BHXH
Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh của Nhà nước giành cho người lao động. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Quyết định 1035/QĐ-BHXH quy định về mẫu sổ BHXH đã chỉ ra rằng, mỗi người tham gia được cấp và bảo quản một sổ BHXH duy nhất. Mục đích của sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia vào bảo hiểm xã hội, được cấp sổ bảo hiểm xã hội, những quyền lợi mà người lao động được nhận bao gồm:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội
– Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
– Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
– Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
Thay đổi CMND sang CCCD có ảnh hưởng đến BHXH không?
Căn cứ theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – Bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, Thẻ BHXH thì việc đổi hoặc điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT trong các trường hợp sau:
– Cấp lại sổ BHXH do bị mất hoặc hỏng
– Có sự thay đổi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
– Xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
Như vậy, bản chất của thông tin số chứng minh nhân dân, căn cước công dân là một trong các tiêu thức quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong cơ sở dữ liệu. Do đó, việc thay đổi CMND sang CCCD không ảnh hưởng đáng kể đến BHXH và người lao động cũng không cần phải cấp lại sổ BHXH, BHYT mà chỉ cần thực hiện điều chỉnh thông tin số CMND trong cơ sở dữ liệu để thống nhất cơ sở dữ liệu trên toàn hệ thống bảo hiểm của cả nước
Những trường hợp nào cần thay đổi số cmnd bhxh
Căn cứ Quyết định 1035/QĐ-BHXH quy định về mẫu sổ BHXH, sổ BHXH được cấp sẽ biểu thị các thông tin cá nhân của người lao động, bao gồm:
– Họ và tên: Được ghi đầy đủ họ và tên của người tham gia giống như trong giấy khai sinh
– Ngày, tháng, năm sinh: Được ghi ngày, tháng, năm sinh của người tham gia theo các giấy tờ khác. Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh thì chỉ ghi năm sinh hoặc không xác định được ngày sinh thì chỉ ghi tháng sinh, năm sinh.
– Giới tính: Là Nam (hoặc Nữ).
– Quốc tịch: Là quốc tịch của người tham gia bảo hiểm xã hội
– Số chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ thẻ căn cước: Là số trên chứng minh nhân dân của người tham gia. Trường hợp người tham gia vừa có chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu, thẻ căn cước công dân (CCCD) thì ghi theo thứ tự ưu tiên chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.
Theo đó, khi có thay đổi về một hoặc một số các thông tin trên, người lao động cần tiến hành thủ tục điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác khi đối chiếu thông tin cá nhân của người lao động với nội dung trên sổ. Điều 46, Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định cụ thể những trường hợp thay đổi thông tin cá nhân cần thay đổi số cmnd trên sổ bhxh là khi có thay đổi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; sai giới tính, quốc tịch.
Như vậy, đối với trường hợp thay đổi cmnd trên bhxh, thay đổi cmnd trên sổ bhxh người lao động chỉ cần thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin để cơ quan BHXH cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Thủ tục Thay đổi CMND sang CCCD trên sổ Bảo hiểm xã hội
Bước 1: Người lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các mẫu dưới đây:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS)
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội để cơ quan tiến hành cập nhật và điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu
- Với hình thức nộp hồ sơ trực tiếp
– Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc
– Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh.
– Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã. Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường.
– Đối với đơn vị sử dụng lao động: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
– Đối với UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu; Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp
- Với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến
– Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
– Lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN để hoàn tất các bước nộp hồ sơ
Bước 3: Nhận sổ Bảo hiểm xã hội sau khi đã thay đổi thông tin từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân
– Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm việc dưới 14 ngày có phải đóng bhxh không?
- Cấp lại sổ bhxh đã hưởng trợ cấp 1 lần
- Mẫu quyết định thôi việc bhxh
- Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bhxh không?
- Công ty nợ BHXH giải quyết chế độ cho nhân viên thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thay đổi CMND sang thẻ căn cước trên BHXH″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đổi tên căn cước công dân, giấy phép sàn thương mại điện tử, đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ngoài việc thực hiện thay đổi thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thì cá nhân còn phải lưu ý đến các giấy tờ:
– Thông báo với cơ quan thuế
– Giấy tờ nhà như sổ đỏ, sổ hồng
– Tài khoản ngân hàng
– Hộ Chiếu (nếu có)
Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, công dân phải đổi sổ BHXH trong các trường hợp sau:
Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch
Đổi số CMND, CCCD không thuộc trường hợp phải cấp lại sổ BHXH
=> Đổi sang căn cước công dân không phải đổi sổ BHXH
Bước 1: Truy cập trang thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam tại website: https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx
Bước 2: Chọn phần “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Chọn “Quá trình tham gia BHXH”. Điền các thông tin theo yêu cầu với các thông tin như sau:
– Tỉnh/TP: Điền theo nơi đăng ký thường trú.
– Cơ quan BHXH: Lựa chọn cơ quan BHXH quản lý sổ BHXH của mình
– Từ tháng-đến tháng: Thời gian muốn tra cứu quá trình đóng BHXH của người lao động
– Mã số BHXH: Thường được ghi trên bìa sổ BHXH hoặc xem trên thẻ Bảo hiểm y tế
Bước 4: Nhập “SĐT nhận OTP” bằng số điện thoại đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH, xác nhận capcha và “Bấm chọn lấy mã OTP”.
Bước 5: Mã OTP sẽ được gửi về điện thoại, nhập vào mã OTP và bấm “Tra cứu”.
– Nếu dữ liệu đang được cơ quan BHXH hoàn thiện hoặc dữ liệu về thông tin cá nhân của người lao động chưa đầy đủ, chính xác thì hệ thống sẽ không tìm thấy dữ liệu.
– Nếu tra cứu thành công, hệ thống sẽ trả về thông tin Chức vụ, Đơn vị công tác, Mức đóng… để người lao động nắm được thông tin tham gia BHXH của mình.