Thành viên hợp tác xã theo quy định của pháp luật?

10/11/2021
Thành viên hợp tác xã theo quy định của pháp luật?
531
Views

Chào Luật sư, hiện nay tại khu tôi đang ở có rất nhiều hợp tác xã được thành lập; kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, từ cây giống đế các loại vật nuôi, trang thiết bị phục vụ hoạt động nông nghiệp và các ngành nghề khác. Bản thân tôi rất thích thú mô hình này, từ khâu tổ chức đến kinh doanh đều rất rõ ràng và thoải mái; phù hợp với bản thân tôi. Vậy, tôi muốn hỏi Luật sư, bây giờ tôi muốn trở thành thành viên hợp tác xã đó có được không? Và Luật sư làm rõ giúp tôi vấn đề thành viên hợp tác xã theo quy định của pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân; do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ; tự chịu trách nhiệm, bình đẳng; dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
  • Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân; do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất; kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên; trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm; bình đẳng và dân chủ trong quản ý liên hiệp hợp tác xã.

Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
  • Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

Xác lập tư cách thành viên hợp tác xã

  • Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân Việt Nam có nhu cầu tham gia vào hợp tác xã; phải viết đơn xin tham gia vào hợp tác xã và tiến hành góp vốn vào hợp tác xã. Thành viên hợp tác xã không được góp vốn quá 20% vốn điều lệ.
  • Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ; nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký; hoặc kể từ ngày được kết nạp.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp tác xã

Theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Luật Hợp tác xã năm 2012; các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản được ghi nhận như sau

  • Vấn đề góp vốn: Thành viên hợp tác xã có nghĩa vụ góp đủ và đúng thời hạn vốn cam kết góp; thành viên được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã.
  • Về quyền quản lý hợp tác xã: Quyền tham gia quản lý của các thành viên hợp tác xã là bình đẳng. Thành viên được tham dự đại hội thành viên hợp tác xã; ứng cử hoặc đề cử các thành viên hội đồng quản trị; ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; các chức danh khác được bầu của hợp tác xã,…
  • Về việc phân phối thu nhập: Thành viên góp hợp tác xã được phân phối thu nhập chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên; hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm; phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ góp vốn,
  • Về trách nhiệm tài sản: Thành viên hợp tác xã có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các khoản nợ; nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã.
  • Ngoài ra, thành viên hợp tác xã cũng có các quyền và nghĩa vụ khác như: Được thông tin về hoạt động của hợp tác xã; được đào tạo, bồi dưỡng; được hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn,…
  • Thành viên hợp tác xã phải tuân theo các quy định của Điều lệ và quy chế của hợp tác xã.

Chấm dứt tư cách thành viên

Tư cách thành viên hợp tác xã chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau

  • Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
  • Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
  • Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
  • Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
  • Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
  • Trường hợp khác do điều lệ quy định.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thành viên hợp tác xã theo quy định của pháp luật”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu gỏi thường gặp

Trường hợp hợp tác xã giải thể thì mọi tài sản của hợp tác xã còn lại sau khi thanh toán hết các nghĩa vụ sẽ được chia đều cho các thành viên đúng không?

Theo quy định tại khoản 4 điều 4 Luật hợp tác xã năm 2012 thì hợp tác xã có một loại tài sản gọi là tài sản không chia; Tài sản không chia là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được chia cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên hoặc khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động. Do đó, trường hợp hợp tác xã giải thể thì số tài sản không chia này sẽ không được chia cho các thành viên; mà tùy vào từng loại tài sản sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

Vốn góp của thành viên hợp tác xã được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã năm 2012; vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

Tên, biểu tượng của hợp tác xã có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì Tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận