Thanh toán không dùng tiền mặt trong phòng, chống tham nhũng

26/09/2021
Thanh toán không dùng tiền mặt trong phòng, chống tham nhũng
913
Views

Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội. Hơn nữa, nó còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị suy yếu, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch. Nhà nước ta đã có được những tiến bộ nhất định, trong số đó một phần là nhờ giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Căn cứ pháp lý

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

Nội dung tư vấn

Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Vụ lợi là việc người có chức vụ; quyền hạn đã lợi dụng chức vụ; quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

Hành vi tham nhũng có thể được thực hiện qua các dạng hành vi được quy định tại Điều 2 Luật này như:  Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan; tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.

Thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác hay còn là cách thức, phương pháp để thực hiện nghĩa vụ về tài sản; có thể thực hiện thanh toán bằng hình thức trả tiền mặt, trả vật, thanh toán qua ngân hàng

Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người thụ hưởng thông qua thẻ tín dụng; ví điện tử, séc thanh toán, ủy nhiệm chi,… và các tài khoản này sẽ được mở tại các tổ chức tín dụng.

Ý nghĩa trong công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta

1. Minh bạch các giao dịch, nguồn tiền

Bản chất của những hành vi tham nhũng là việc nhận tiền từ một người khác hoặc một nguồn khác để thực hiện một công việc hoặc một lợi ích nào đó. Chính vì vậy, sau khi trao đổi tiền xong thì rất khó để xác định tiền của ai; bao nhiêu tiền, chuyển tiền qua hình thức nào, nhận được ở đâu,… vì người ta có thể nói dối một cách dễ dàng nếu chúng ta không điều tra kĩ. Điều này làm cho tội phạm về tham nhũng ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng khi chúng ta chưa có một hệ thống quản lý chặt chẽ những nguồn tiền này.

2. Hạn chế tiếp xúc giữa người dân và công chức nhà nước

Một nguyên nhân nữa được xem là tạo cơ hội để những người có chức vụ quyền hạn lợi dụng được chức vụ; quyền hạn của mình, đó chính là việc tiếp xúc của họ với chính những người dân. Vấn đề này liên quan đến hoạt động cải cách hành chính ở nước ta; các thủ tục vẫn còn quá rườm rà, chồng chéo, phải qua nhiều thủ tục; nhiều cửa mới có thể xong các thủ tục, tạo cơ hội để cơ quan chức năng sách nhiễu; lợi dụng đòi hối lộ. Vì thủ tục quá rườm rà như vậy nên đã tạo nên một thói quen cho người dân đó là muốn nhanh là phải đưa thêm tiền; việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân với cơ quan nhà nước; với Đảng và Chính phủ

3. Thuận lợi trong quản lý hoạt động thanh toán

Theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018 sửa đổi, các nhóm đối tượng có chức vụ sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn; ngặt nghèo hơn bằng việc đổi mới hình thức kê khai; phương thức kê khai, buộc phải kê khai thường xuyên. Theo đó, người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản; thu nhập và biến động về tài sản; thu nhập của mình; của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.

Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản; thu nhập tăng thêm theo trình tự; thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập. Việc thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho hoạt động kê khai này được dễ dàng, hiệu quả hơn; tránh tình trạng khai gian, khai khống, giấu tiền như cách kê khai thông thường.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt

1. Tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt

Để dần thay đổi thói quen của mỗi người trước hết cần đảm bảo các hoạt động; giao dịch trong nội bộ các cơ quan; tổ chức, siêu thị, trung tâm mua sắm, trường học, bệnh viện, và giữa cơ quan; tổ chức với người dân đều có các phương thức để thanh toán không dùng tiền mặt cũng như bản thân mỗi người cần trang bị các kiến thức khi sử dụng thẻ hay thanh toán di động. Hơn nữa các cơ quan; tổ chức cần tăng cường phối hợp với các tổ chức tín dụng để liên kết trong hoạt động thanh toán đồng thời phân bố các ngân hàng; các chi nhánh đáp ứng nhu cầu người dân và nhu cầu giao dịch; tức đảm bảo cơ sở hạ tầng vững chắc để thanh toán không dùng tiền mặt được thuận lợi.

2. Xây dựng thời gian và kế hoạch kiểm tra định kỳ

Xây dựng thời gian và kế hoạch định kỳ là một cách thức mà nhà nước có thể quản lý các giao dịch của cá nhân; cơ quan, tổ chức. Bởi lẽ khi có thời gian và kế hoạch kiểm tra định kỳ không chỉ phát hiện kịp thời những giao dịch bất hợp pháp của các cơ quan tổ chức cá nhân mà còn có thể cải thiện lại cơ cấu hoạt động và tổ chức của các doanh nghiệp.

Các giao dịch được tiến hành hàng ngày; hàng giờ, trong số đó có thể có những giao dịch trái pháp luật; chuyển tiền từ người đưa hối lộ sang người nhận hối lộ; các khoản tiền được gửi vào bất hợp pháp,… do vậy, việc kiểm tra định kỳ các giao dịch là rất cần thiết và việc này đã trở nên dễ dàng hơn khi áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Từng bước áp dụng lộ trình thích hợp

Cần tập trung vào các lĩnh vực, khu vực hoặc chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; lĩnh vực phúc lợi xã hội, dịch vụ công, dịch chuyển tài sản có đăng ký quyền sở hữu; quyền sử dụng hoặc quyền liên quan khác. Việc áp dụng chính sách này không chỉ là biện pháp thúc đẩy hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt; mà còn góp phần làm minh bạch; lành mạnh hóa các dịch chuyển về tài sản; hàng hóa, nguồn vốn, thu nhập trong xã hội và nền kinh tế; góp phần phòng ngừa các quan hệ kinh tế ngầm, phòng chống rửa tiền và đặc biệt là tham nhũng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tài sản tham nhũng là gì?

Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. Ví dụ tiền, tài sản: nhà, đất, xe,…

Thế nào là hành vi nhũng nhiễu?

Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Người có chức vụ, quyền hạn là gì?

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời