Xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh được nhà nước quan tâm tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển lưu thông hàng hóa trên khắp các thị trường quốc tế. Đây là hoạt động có tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương. Xuất nhập khẩu bao gồm 2 hoạt động chính là xuất khẩu và nhập khẩu.
Ở nước ta, xuất khẩu buôn bán hàng hóa và cung cấp các dịch vụ tới những thị trường ở các quốc gia khác chủ yếu bao gồm các mặt hàng như thời trang (quần áo, giày dép, phụ kiện), các loại nông sản như gạo, trái cây,… Nhập khẩu thì chủ yếu là hoạt động nhập hàng hóa từ những nước khác về gồm nhiều mặt hàng khác nhau như thiết bị, máy móc, linh kiện, đồ điện tử, xăng dầu, oto, thực phẩm,…
Thành lập công ty xuất nhập khẩu như thế nào? Cùng Luật Sư 247 tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu qua bài viết dưới đây.
Kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu
– Nghiên cứu kỹ về sản phẩm dự định kinh doanh
- Đây là việc đầu tiên của quá trình khởi nghiệp, nếu không nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình dự định kinh doanh thì bạn sẽ mơ hồ về nó. Dẫn đến việc tư vấn, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của bạn sẽ kém phần hấp dẫn khách hàng. Thậm chí nó còn dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo cho nhân sự của bạn.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nếu chỉ là cá nhân đứng ra làm thì sẽ gặp một số khó khăn như không xuất được hoá đơn VAT, khó khăn khi thanh toán, khó khăn khi tiếp cận các loại giấy phép …
– Chuẩn bị nguồn vốn
Điều đầu tiên mà ai cũng biết đó chính là nguồn vốn. Bất kể là việc kinh doanh hay thành lập công ty cũng đều cần đến nguồn vốn. Vậy thì nguồn vốn đó đến từ đâu?
Để thành lập công ty xuất nhập khẩu, bạn cần một nguồn vốn nhất định phụ thuộc quy mô. Dù là vay mượn hay kêu gọi đầu tư từ những người khác đều cần thiết. Bạn sẽ không thể làm được gì nếu không có cho mình một nguồn vốn đủ dư thừa. Khi “đế chế” nhỏ của bạn được thành lập sẽ có rất nhiều điều phát sinh cần đến nguồn vốn.
– Chiến lược Marketing
Khi khởi nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất đó là nguồn việc, với thời đại hiện nay thì gần như các doanh nghiệp đều tiếp cận nguồn việc bằng nhiều kênh khác nhau. Trong đó không thể bỏ qua kênh kiếm việc online tức là quảng cáo qua các trang tin, báo chí, mạng xã hội …
– Lên kế hoạch kinh doanh
Một kế hoạch kinh doanh vững chắc, chi tiết sẽ hướng dẫn bạn đi đến thành công. Nó cần thiết để trình bày ý tưởng của bạn đến các nhà đầu tư tiềm năng. Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm một tuyên bố mục tiêu, một bản tóm tắt công ty, một dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ, một mô tả của một thị trường mục tiêu, kế hoạch tài chính và chi phí hoạt động…
– Xác định thị trường
Việc xác định được thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng chính của mình là điều rất quan trọng. Khách hàng của bạn là ai? Họ làm gì? Có nhu cầu như thế nào về sản phẩm?… từ đó đánh giá thị trường, nhắm vào những khách hàng có tiềm năng để làm điểm tựa phát triển. Đồng thời bạn cũng phải xác định được đối thủ của mình là ai, mức độ canh tranh ở thị trường mục tiêu của bạn ra sao, từ đó tìm cách để làm giảm sự cạnh tranh của đối thủ với doanh nghiệp mình.
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Các doanh nghiệp trong nước dựa vào hoạt động xuất nhập khẩu để xuất khẩu hàng hóa của mình, một số ngành hàng xuất khẩu đóng góp rất nhiều vào tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam như: xuất khẩu cá da trơn, hồ tiêu, hạt điều, cà-phê, giày dép da, may mặc…, và để có nguyên liệu và máy móc để sản xuất hàng hóa, các doanh nghiêp phải tiến hành nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư thiết bị… từ đó hoạt động xuất nhập khẩu luôn diễn ra từng ngày từng giờ.
Trước khi thành lập công ty xuất nhập khẩu bạn cần hội đủ những điều kiện để được thành lập theo quy định của nhà nước như: xác định loai hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, nguồn vốn… và đáp ứng đầy đủ các quy định của nhà nước về sản xuất hàng hóa, kiểm định chất lượng… Luật Doanh nghiệp đã quy định hoạt động xuất nhập khẩu là quyền của mọi doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tự do xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa không nằm trong danh sách cấm của Pháp luật Việt Nam.
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được cấp phép tùy theo sản phẩm, hàng hóa có điều kiện theo thẩm quyền của Bộ, Ngành liên quan. Trong một số trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu phải bảo đảm các quy định điều kiện liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan. Để nắm điều kiện xuất nhập khẩu của một mặt hàng cụ thể cần liên hệ cơ quan hải quan hoặc bộ ngành quản lý sản phẩm.
Nghị định 187/2013/NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài) thì hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì chỉ phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan và đủ điều kiện thông quan là đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin công ty
Để mở một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì bước đầu tiên cần chuẩn bị đó là thông tin công ty. Doanh nghiệp cần:
- Đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu: Tên công ty xuất nhập khẩu phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về tên công ty như phải là tền riêng, không giống doanh nghiệp khác, từ ngữ sử dụng hợp văn hoá thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Cấu trúc tên đầy đủ.
- Chọn loại hình cho công ty: Bạn phải xác định xem loại hình công ty như thế nào thì phù hợp với tính chất cũng như điều kiện hoạt động của công ty xuất nhập khẩu. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Vốn điều lệ: Công ty xuất nhập khẩu sẽ cần thực hiện kê khai, đăng ký vốn điều lệ phù hợp với khả năng hoạt động của công ty. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ tối thiểu cần ngang bằng với vốn pháp định.
- Ngành nghề kinh doanh: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có rất nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản, thủy hải sản hay xuất khẩu lao động. Mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những điều kiện khác nhau, doanh nghiệp cần lưu ý.
- Địa chỉ công ty: Địa chỉ công ty phải đúng pháp luật, rõ ràng, chính xác. Văn phòng thuê hay đất thuê nhằm mục đích đăng ký trụ sở chính phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp lệ.
- Người đại diện theo pháp luật: Doanh nghiệp cần có người đại diện pháp luật phù hợp. Có thể để giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch làm người đại diện công ty hoặc thuê người làm người đại diện.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất, nhập khẩu
Tiến trình quan trọng khi mở một doanh nghiệp chính là làm hồ sơ thành lập công ty. Như vậy, công ty mới có thể hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật. Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị phòng ĐK kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép đăng ký kinh doanh lĩnh vực xuất, nhập khẩu (hay còn gọi là giấy phép thành lập công ty).
- Danh sách có thông tin đi kèm của những cổ đông và thành viên cùng mở công ty.
- Văn bản về điều lệ công ty xuất, nhập khẩu.
- Hộ chiếu bản sao, chứng minh nhân dân bản sao, thẻ căn cước bản sao kèm theo giấy phép đăng ký công ty (nếu là tổ chức mở công ty).
- Giấy ủy quyền cho Nam Việt Luật nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp hoàn thành và nộp hồ sơ.
- Hồ sơ nộp cho Phòng ĐK KD của Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép trong vòng 3 đến 6 ngày.
Bước 3: Tiến hành công bố thông tin công ty
Sau khi được cấp giấy phép đăng ký công ty, doanh nghiệp cần:
- Công bố về việc đăng ký thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày, nếu không muốn bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
- Khắc dấu tròn doanh nghiệp hợp lệ và báo mẫu dẫu công khai.
- Tiến hành treo biển hiệu của công ty.
- Làm tài khoản ngân hàng giao dịch để báo số tài khoản lên cho Sở KH & ĐT.
- Kê khai và đóng các loại thuế đầy đủ.
Bước 4: Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép xuất, nhập khẩu theo quy định
- Tùy vào ngành nghề hay sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành xuất, nhập khẩu mà công ty cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Doanh nghiệp hãy hoàn thành các điều kiện cơ bản và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện thực hiện xuất nhập khẩu theo đúng quy định.
Bước 5: Chờ và nhận kết quả được duyệt đăng ký thành công công ty xuất nhập khẩu
Sau khi phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận xem xét và thụ lý hồ sơ sẽ trả lời trong vòng 5-7 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu sai haowcj không đầy đủ sẽ được thông báo bổ sưng hoặc sửa chữa hồ sơ.
Bước 6: Công bố và đặt khắc tên con dấu pháp nhân
- Khi được công nhận và thành công đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu, công ty cần thực hiện:
- Đăng tin công bố trên cổng thông tin chính phủ về công khai thành lập doanh nghiệp theo trình tự thủ tục.
- Trả phí theo quy định
- Khắc tên con dấu, công bố mẫu con dấu với cơ quan và đăng tải công khai
- Đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế
- Treo biển công ty
Mời bạn tham khảo giá dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247
Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về Thành lập doanh nghiệp
Kinh nghiệm dịch vụ thành lập công ty TNHH của luật sư 247
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Sư 247
Hiện nay, khi thành lập công ty xuất nhập khẩu thì phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Quá trình thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, trình tự, công đoạn khác nhau. Nếu bạn không am hiểu rõ về luật thì quá trình này diễn ra với thời gian rất dài.
Ưu điểm dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247
1. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định của pháp luật về nhập khẩu xe theo dạng quà biếu tặng
- Thuế trước bạ ô tô nhập khẩu mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về ”Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu“. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Khi kinh doanh xuất nhập khẩu thì cần lưu ý loại trừ danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
– Treo biển tại trụ sở công ty
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử .
– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
– Thông báo sử dụng hóa đơn điện tủ
– Kê khai và nộp thuế môn bài.
– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu theo đúng luật pháp hiện hành quy định.
Trong quá trình kinh doanh cần tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế.
– Cam kết kinh doanh đúng ngành nghề, hàng hoá xuất nhập khẩu như đã đăng ký trong giấy phép thành lập doanh nghiệp.
– Cần thoả mãn điều kiện về vốn điều lệ khi đăng ký thành lập đối với các doanh nghiệp buôn bán, cung cấp các loại hình dịch vụ.
– Với những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không có điều kiện thì doanh nghiệp được xuất nhập khẩu bình thường. Nhưng đối với những sản phẩm, hàng hoá có điều kiện doanh nghiệp cần phải đảm bảo các quy định về kiểm dịch, quy cách, chất lượng sản phẩm dưới sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi được phép thông quan.
– Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu thì doanh nghiệp chỉ cần khai báo hải quan và tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan để được thông quan.