“Xin chào luật sư. Cháu trai tôi hiện 17 tuổi và có nảy sinh tình cảm với một bạn nữ cũng 17 tuổi. Không biết vì lí do gì mà cháu nằng nặc đòi cưới cô bé ấy. Tôi đã tìm hiểu và giải thích rằng tảo hôn là vi phạm pháp luật nhưng cháu không nghe? Luật sư có thể giải thích rõ hơn về vấn đề tảo hôn thì bị xử phạt như thế nào được không ạ?”
Luật sư X hân hạnh được giải đáp thắc mắc về tảo hôn có bị cấm hay không; và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào của quý khách hàng thông qua bài viết dưới đây:
Tảo hôn là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
Tảo hôn là việc lấy vợ; lấy chồng khi một bên; hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn; theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Xử phạt thế nào với hành vi tảo hôn
Xử phạt hành chính với hành vi tảo hôn
Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính: Điều 58 nghị định 82/2020/NĐ-CP
Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Như vậy; về hành vi tảo hôn; tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp:
– Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;
– Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn; mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Như vậy; chỉ có thể bị xử phạt về hành vi tảo hôn; khi Toà án có thẩm quyền đã ra quyết định buộc bên tảo hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn; nhưng vẫn cố ý tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật.
Trong trường hợp này; UBND xã không xử phạt bên tảo hôn bằng hình thức cảnh cáo; mà phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; để các cơ quan; tổ chức đó yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Khi nào Toà án có quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật; mà bên tảo hôn vẫn tiếp tục chung sống với nhau như vợ chồng; thì lúc đó UBND xã mới đủ điều kiện để xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tảo hôn.
Xử phạt hình sự với hành vi tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Theo quy định này; trường hợp tảo hôn bị xử lý hình sự khi người thực hiện hành vi tổ chức hành vi lấy vợ; lấy chồng cho những người chưa đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này; mà còn tiếp tục vi phạm. Theo đó; mức xử phạt được quy định là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
=> Như vậy; nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi tổ chức tảo hôn rồi; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tái phạm. Nhẹ thì có thể bị hình phạt tiền; còn nghiêm trọng hơn thì có thể bị cải tạo không giam giữ.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi tổ chức tảo hôn
Hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 183 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tảo hôn
“Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình….”
=> Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
Mời bạn xem thêm:
- Tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
- Kết hôn giả tạo để có quốc tịch nước ngoài bị xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ :
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tảo hôn thì bị xử phạt như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Trả lời: không được. nhà Nước đã quy định rõ ràng là nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi mới được nhà Nước chấp thuận kết hôn. Dưới độ tuổi quy định (dù có sự đồng ý của 2 bên) thì vẫn là tảo hôn và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Nếu nhà nước không chấp thuận kết hôn và sống chung với nhau thì có được không?
Trả lời: được. nhưng nhà Nước không đảm bảo các quyền liên quan tới hôn nhân như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản,… và 2 người đó không có trách nhiệm pháp lí với nhau.
Kết hôn khi còn chưa đủ tuổi, phải làm mẹ từ rất sớm sẽ mang lại những hậu quả khó lường. Ví dụ về mặt sức khỏe người mẹ nếu phải có con và nuôi con từ rất sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, chưa kể về mặt kinh tế gặp khó khăn vì có thể vẫn đang ở độ tuổi ăn tuổi học
Bên cạnh đó nếu tảo hôn sẽ gây ảnh hưởng đến học hành, có thể lỡ dở công việc học hành, đứa trẻ sinh ra có thể không đảm bảo về thể chất, suy dinh dưỡng….
Tảo hôn khiến khả năng tìm kiếm việc làm, kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao, nhiều cặp đi đến phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.
Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội do ảnh hưởng của chất lượng dân số, một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, thiểu năng về trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội.