Chào luật sư! Theo quy định về độ tuổi nghỉ hưu thì tôi thuộc tốp nghỉ hưu trước tuổi. Nhưng với mức lương hưu đấy của tôi thì không đủ trang trải sinh hoạt cho cuộc sống. Tôi thấy cũng có rất nhiều đề xuất về vấn đề tăng lương hay 1 số loại trợ cấp khác. Liệu năm 2022 có tăng lương không? Rất mong được luật sư giải đáp về vấn đề Tăng lương hưu và trợ cấp năm 2022 theo quy định? cho tôi cũng như bà con cũng nắm rõ vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Tăng lương hưu và trợ cấp năm 2022 theo quy định như sau:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 108/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng và bảo hiểm xã hội 2022
Sau nhiều lần bàn thảo, cân nhắc; Chính phủ vừa ban hành Nghị định 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.
Theo đó; từ ngày 01/01/2022; điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu; trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 12/2021; tuy nhiên không phải áp dụng với mọi đối tượng mà chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động;
- Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009; Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019,…
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000; Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010,…
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981.
- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008.
- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010.
- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011.
Ngoài ra Nghị định này cũng áp dụng đối với các đối tượng trên; mà nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này; mà có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng dưới 2.500.000 đồng/tháng.
Thời điểm, mức tăng và nguồn kinh phí thực hiện
Thời điểm và mức tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng và bảo hiểm xã hội 2022
Tuy nhiên; nghị định này chưa có hiệu lực ngay; mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12 năm 2021 đối với các đối tượng được phân tích ở trên; (khoản 1 Điều 1 Nghị định 108/2021/NĐ-CP).
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; điều chỉnh tăng thêm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này; (những đối tượng nghỉ hưu trước ngày 01/01/1995 đã thực hiện điều chỉnh mức lương; trợ cấp hàng tháng; trợ cấp bảo hiểm xã hội mà vẫn dưới 2.500.000 đồng/tháng); cụ thể như sau:
- Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu; trợ cấp bảo hiểm xã hội; trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống;
- Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu; trợ cấp bảo hiểm xã hội; trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.
Mức lương hưu; trợ cấp bảo hiểm xã hội; trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu; trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Nguồn kinh phí thực hiện tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng và bảo hiểm xã hội 2022
Có 2 nguồn kinh phí thực hiện tăng lương hưu; trợ cấp hàng tháng và trợ cấp BHXH năm 2022 đó là:
- Từ Ngân sách nhà nước; (bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995; hưởng trợ cấp hằng tháng theo: Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg; Quyết định số 613/QĐ-TTg; hưởng lương hưu theo: Nghị định số 159/2006/NĐ-CP; Nghị định số 11/2011/NĐ-CP; Nghị định số 159/2006/NĐ-CP; Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ).
- Từ Quỹ bảo hiểm xã hội; (bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 10 năm 1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng theo: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP; Nghị định số 34/2019/NĐ-CP; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP; Nghị định số 09/1998/NĐ-CP
Tiền lương theo quy định
Khái niệm tiền lương
Tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
- Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động; theo thỏa thuận để thực hiện công việc; bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng; không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy; có thể thấy theo quy định trên; thì tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc; bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động sẽ được trả theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu được hiểu là mức lương thấp nhất; được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất; trong điều kiện lao động bình thường; nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Như vậy; ngoài vấn đề tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng và bảo hiểm xã hội; thì 1 vấn đề liên quan mà rất được quan tâm là vấn đề tiền lương theo quy định của pháp luật. Vậy nguyên tắc trả lương được quy định như nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
Nguyên tắc trả tiền lương
Tại Điều 94 Bộ luật lao động có quy định:
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp; đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp; thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa; sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Người lao động được trả lương trực tiếp; đầy đủ và đúng thời hạn.Trường hợp đặc biệt do thiên tai; hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục; nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; thì không được trả chậm quá 30 ngày. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động; do trả lương chậm được quy định như sau: Nếu thời gian người sử dụng lao động trả lương chậm dưới 15 ngày; thì không phải trả thêm cho người lao động.
Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên; thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng; do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Có thể bạn quan tâm
- Bảo hiểm xã hội một lần có được nhận khi ra nước ngoài định cư không?
- Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp online như thế nào?
- Không đi làm vẫn được hưởng lương hưu khi nào?
Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 108/2021/NĐ-CP đã được thông qua; tuy nhiên từ ngày 01/01/2022 mới có hiệu lực; thực hiện điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu; trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 12/2021 đối với 1 số đối tượng quy định tại nghị định này.
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 135/2020/NĐ-CP. Người lao động nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu thông thường.
Tuổi nghỉ hưu không vượt quá 05 năm so với tuổi nghỉ hưu của lao động bình thường.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội, người đang được hưởng lương hưu sẽ được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT). Vì vậy, người tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu còn được cấp thẻ BHYT miễn phí.