Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam

29/06/2022
415
Views

Trong hoạt động kinh doanh vì rất nhiều lý do mà sẽ có những thời điểm doanh nghiệp cần phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Nhưng còn có rất nhiều doanh nghiệp chưa nắm vững được những quy định, hồ sơ cần chuẩn bị những gì và thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam. Mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi về tạm ngừng kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước sau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần). Trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến.

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh hoặc doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì cần phải gửi mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo mẫu quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Quy trình làm việc về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của luật sư 247

Trong trường hợp Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247 quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một trong những giấy tờ sau (phải còn thời hạn sử dụng) và chúng tôi sẽ lo hết thay cho quý khách hàng thân yêu

  • Bản sao giấy CMND/CCCD/hộ chiếu ( đối với cá nhân)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có)
  • Thời gian dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh
  • Mã số thuế để chuyên viên tra cứu thông tin.

Bảng giá dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ tạm dừng kinh doanh của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ tạm dừng kinh doanh của Luật sư 247

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy định về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:

  • Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
  • Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  • Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
  • Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).

Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp.

Video Luật sư 247 giải đáp về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, dịch vụ giải thể công ty, thành lập công ty ở Việt Nam,…của chúng tôi. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp được tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong bao lâu?

 Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh không được quá một ( 01 ) năm.
– Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
– Trường hợp doanh nghiệp sau 02 năm vẫn không có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh có thể xử lý theo hai hướng như sau:
Doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Thực hiện thủ tục khôi phục hoạt động trở lại một thời gian ngắn khoảng từ 01—2 tháng sau đó tiếp tục làm lại thủ tục tạm ngừng kinh doanh đợi thời cơ hoạt động trở lại.

Tạm ngừng kinh doanh có phải quyết toán thuế không?

Trong quá trình tạm ngừng doanh nghiệp công ty vẫn phải đóng thuế môn bài và nộp báo cáo tài chính cho những tháng chưa tạm ngừng trong năm.
Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.