Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan có thẩm quyền không?

01/09/2021
592
Views

Khi gặp khó khăn, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh để tìm cách giải quyết hoặc tìm hướng đi mới. Vậy doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh không? Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan có thẩm quyền không?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan có thẩm quyền không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:

Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh 

1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Như vậy, muốn tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Không thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH?

Khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp có quy định:

“Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp tại thời điểm tạm ngừng kinh doanh, nếu vẫn phát sinh các khoản nợ về thuế, BHXH…thì vẫn phải tiếp tục thanh toán, chỉ trừ trường hợp doanh nghiệp và các bên có thoả thuận khác.

Sau khi thanh toán xong, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không phải chịu các khoản về thuế, phí, BHXH.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp hồ sơ khai thuế?

Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP; trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế; trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch; hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm. Riêng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động; kinh doanh thì được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán. Đồng thời, trong thời gian này; người nộp thuế cũng không được sử dụng hóa đơn; không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Nếu được chấp thuận sử dụng hóa đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế; báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.

Mức phạt khi không thông báo tạm ngừng kinh doanh

Về xử phạt đối với hành vi sai phạm; pháp luật xử phạt đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ thông báo như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thông báo; hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm; thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đăng ký tạm ngừng kinh doanh; nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế nội dung theo quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan có thẩm quyền không?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102012

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?

Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp.

Không thông báo tạm ngừng có bị thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD không?

Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào. Do vậy doanh nghiệp không được xuất hoá đơn trong thời gian này.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận