Tạm khóa báo có là gì và các quy định pháp luật có liên quan

20/09/2021
Tạm khóa báo có là gì và các quy định pháp luật có liên quan
2164
Views

Tạm khóa báo có là một thuật ngữ còn khá nhiều mới mẻ với đại đa số bộ phận người dân. Đây không chỉ là một thuật ngữ mà còn là một chức năng liên quan tới tài khoản ngân hàng. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi. Cụ thể có thắc mắc như sau về chức năng tạm khóa báo có này:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Thời gian gần đây, tôi có nghe nhiều tới vấn đề tạm khóa báo có. Tuy nhiên tôi vẫn chưa hiểu rõ vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN

Thông tư số 23/2014/TT-NHNN

Tạm khoá báo có là gì?

Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần; hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản; hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản; hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Như vậy tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng nghĩa là tạm thời khóa tài khoản thanh toán; tạm dừng tất cả các giao dịch tại thẻ trong trường hợp chủ tài khoản thông báo thẻ bị mất cắp; hoặc xuất hiện các cuộc giao dịch mạo danh.

Khi khách hàng đăng ký dịch vụ thông báo biến động số dư thì trong các trường hợp khả nghi phía ngân hàng sẽ gửi thông báo tạm khóa báo có vào tài khoản.

Hay ta còn có thể hiểu khi tài khoán khoá báo có (khoá nhận tiền vào) thì sẽ không chuyển tiền vào được (tài khoản sẽ không nhận được tiền).

Ví dụ:

Trong thời gian tạm khoá có người chuyển khoản vào thì Ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Thông thường sau 2-3 ngày làm việc nếu tài khoản người nhận không mở và không có yêu cầu ghi có của người chuyển tiền thì tiền sẽ được back về cho người gửi.

Tiền chỉ vào được tài khoản khi và chỉ khi: tài khoản được mở lại (mà tiền chưa gửi trả người gửi) và có yêu cầu của người chuyển tiền là đồng ý tiếp tục ghi có (chuyển tiền) cho tài khoản đó.

Trường hợp nào chủ tài khoản nhận được thông báo tạm khóa báo có?

Chủ tài khoản ngân hàng sẽ nhận được thông báo “Tạm khóa báo có” trong một số trường hợp dưới đây:

Khi xuất hiện những sai sót giữa các chủ tài khoản dùng chung

Khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý

Khi phía ngân hàng nhận được các báo cáo về quá trình thanh chuyển khoản xảy ra nhầm lẫn. Lúc này số tiền được báo lỗi và tài khoản khách hàng có thể bị phong tỏa.

Mở tạm khóa báo có thì có nhận được tiền không?

Sau khi tạm khóa báo có tài khoản, số tiền chuyển khoản vào sẽ bị treo trên hệ thống và hoàn trả lại tài khoản gửi trong thời gian 2-3 ngày làm việc tiếp theo của ngân hàng.

Nếu chủ tài khoản yêu cầu mở khóa báo có trong khoảng 1-2 ngày thì số tiền đang treo trên hệ thống có thể tiếp tục “ghi có” vào tài khoản; hoặc hoàn trả lại tài khoản gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản (theo quy định của mỗi ngân hàng).

Khi nào tài khoản ngân hàng bị tạm khóa, đóng và phong tỏa?

Tạm khóa tài khoản thanh toán và phong tỏa tài khoản thanh toán

Theo điều 12 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN hợp nhất Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt có quy định các trường hợp tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:

Điều 12. Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán

“1. Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần; hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu; hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần; hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:

a) Khi có quyết định; hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b)[11] Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

c)[12] (được bãi bỏ)

d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.

4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đóng tài khoản thanh toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN có quy định như sau:

Điều 13. Đóng tài khoản thanh toán

“1. Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:

a) Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;

b) Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;

d) Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

đ) Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Xử lý số dư khi đóng, tạm khóa tài khoản thanh toán:

a) Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân chết, mất tích hoặc theo yêu cầu của người giám hộ hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự;

b) Chi trả theo quyết định của tòa án;

c) Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận.”

Kết luận

Việc tạm khóa báo có hay tạm khóa tài khoản sẽ được thực hiện khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản; hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản; hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Việc tạm khóa tài khoản hay tạm khóa báo có thường được khách hàng yêu cầu ghi xảy ra mất cắp thẻ; thông tin tài khoản, phát hiện các cuộc gọi mạo danh… Ngoài ra, tài khoản cũng có thể tạm khoá khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý; hoặc khi phía ngân hàng phát hiện lỗi giao dịch.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hacker lừa tiền bằng tài khoản ngân hàng trùng tên bị xử lý như thế nào?
Thừa kế tiền gửi ngân hàng có hợp pháp theo quy định không?
Có thể uỷ quyền sao kê tài khoản ngân hàng không?

Trên đây là phần tư vấn pháp luật của chúng tôi về “Tạm khóa báo có là gì và các quy định pháp luật có liên quan” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tài khoản phong tỏa là gì?

Tài khoản phong tỏa là tài khoản đăng ký cá nhân và chỉ được phép rút chuyển tiền trong một hạn mức nhất định. Tài khoản phong tỏa cũng được coi như là một bằng chứng để giúp sinh viên quốc tế thể hiện được mình có đủ tiềm lực tài chính để du học tại nước ngoài trong thời hạn 1 năm.

Bao lâu thì tài khoản phong tỏa được mở?

Thời gian mở sẽ phụ thuộc vào quyết định của phía ngân hàng, căn cứ vào giấy tờ và thời gian báo lỗi từ giao dịch trước. Thường sau khi đã giải quyết triệt để các sai sót, tài khoản sẽ được mở phong tỏa sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, có thể kéo dài hơn nếu đang trong mùa cao điểm khiến việc giải quyết trở nên chậm trễ do quá tải.

Thủ tục sao kê tài khoản ngân hàng trực tiếp được thực hiện như thế nào?

Các bước sau thực hiện sao kê tài khoản trực tiếp:
Đến phòng giao dịch hoặc chi nhanh thuận tiện nhất.
Xuất trình giấy tờ chứng minh như CCCD/CMND/hộ chiếu còn hiệu lực bản gốc; thông tin về tài khoản ngân hàng.
Sau khi chứng thực được thông tin; khách hàng sẽ được nhận bản in sao kê các giao dịch yêu cầu (lưu ý kiểm tra để xác định bản in không bị mờ, có đầy đủ các mục, có chữ ký của ngân hàng).

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận