Đại dịch covid xuất hiện từ năm 2019; đến nay vẫn còn diễn biến phức tạp; mức độ lây lan nhanh chóng; tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Đây là 1 vấn đề khó lường trước; được mọi người đặc biệt quan tâm. Vậy khi xảy ra vấn đề này có được tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh không? Tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh được áp dụng khi nào?…
Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2021)
Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC
Nội dung tư vấn
Nguyên tắc áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh
Khi áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai; dịch bệnh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 148, điểm d khoản 1 Điều 229 và điểm d khoản 1 Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự; cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Chỉ áp dụng khi có đủ các căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh; thiên tai theo quy định tại Điều 3; Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2021;
- Bảo đảm quyền con người; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan; tổ chức; cá nhân liên quan;
- Bảo đảm thận trọng khi quyết định áp dụng đối với từng vụ việc; vụ án cụ thể, nghiêm cấm việc lạm dụng;
- Bảo đảm kiểm soát tội phạm; không gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc, vụ án khi được phục hồi.
Tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh
Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Bộ luật tố tụng hình sự đã có hiệu lực từ ngày 01/12/2021; theo đó đã bổ sung 1 số quy định về tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh; thiên tai. Có thể sự bổ sung các quy định là xuất phát từ ảnh hưởng to lớn của dịch bệnh covid-19.
Tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh là gì
Pháp luật không có sự giải thích cụ thể về tạm đình chỉ vụ án là gì? Nhưng ta có thể hiểu; tạm đình chỉ vụ án là 1 trong những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tạm ngừng việc giải quyết vụ án khi có những căn cứ nhất định theo quy định pháp luật; thông qua quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan; ngoài ý chí của con người không thể lường trước được; và không thể khắc phục được; mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (lũ lụt; hỏa hoạn;…); hiện tượng xã hội (chiến tranh;…)….
Và 1 trong các căn cứ tạm đình chỉ vụ án là tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh; thiên tai. Bắt đầu từ tháng 12/2021; Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC ngày 29/11/2021 có hiệu lực thi hành; quy định cụ thể việc áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh.
Các trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2021; các trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh bao gồm:
Người tham gia tố tụng, cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
Người tham gia tố tụng đang bị cách ly y tế theo quyết định của cơ quan; người có thẩm quyền do bị mắc bệnh dịch thuộc nhóm A hoặc do thuộc trường hợp khác liên quan đến bệnh dịch thuộc nhóm A; theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
Người tham gia tố tụng, cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng; chống bệnh truyền nhiễm.
Tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh khi nào
Bộ luật tố tụng hình sự đã có những quy định về tạm đình chỉ vụ án vì lý do dịch bệnh như: Quy định tại
- điểm c khoản 1 Điều 148 “Không thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh“.
- điểm d khoản 1 Điều 229 “Khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra“.
- điểm d khoản 1 Điều 247 “Khi không thể tiến hành các hoạt động tố tụng để quyết định việc truy tố vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố“.
Tuy nhiên; căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2021; cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chỉ được tạm đình chỉ giải quyết vụ việc; vụ án vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh khi có đủ các căn cứ sau:
- Đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật; mà không thể tiến hành được một hoặc một số hoạt động tố tụng để kết thúc việc giải quyết tố giác; tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố; kết thúc điều tra hoặc quyết định việc truy tố do thuộc một trong các trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh;
- Đã hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thời hạn điều tra hoặc thời hạn quyết định việc truy tố.
Tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai
Về tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2021; cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ được tạm đình chỉ giải quyết vụ việc; vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai khi có đủ các căn cứ:
- Đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật; mà không thể tiến hành được một hoặc một số hoạt động tố tụng để kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; kết thúc điều tra hoặc quyết định việc truy tố do thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Đã hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thời hạn điều tra hoặc thời hạn quyết định việc truy tố.
Các trường hợp bất khả kháng do thiên tai gồm:
- Người tham gia tố tụng hoặc cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang ở vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai hoặc vùng có tình huống khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; pháp luật về phòng, chống thiên tai;
- Địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai hoặc vùng có tình huống khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống thiên tai.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
- Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
- Công chức có được trả lương khi bị tạm đình chỉ công tác
Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Phải đáp ứng đủ 3 điều kiện:
– Hành vi phạm tội ở một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của pháp nhân; mà đã gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Thiệt hại xảy ra được đóng khung, giới hạn ở phạm vi tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Thiệt hại phải có khả năng khắc phục trên thực tế.
Có thể hiểu, Đình chỉ điều tra là một hình thức kết thúc hoạt động điều tra. Đình chỉ điều tra vụ án hình sự dựa trên cơ sở khi không có đủ những dấu hiệu của một tội phạm xảy ra; hoặc có căn cứ pháp lý cho thấy rằng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện những hành vi liên quan đến vụ việc đó.
Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.