Tài xế xe Beijing gây tai nạn bỏ trốn có thể bị xử lý thế nào?

21/09/2021
Tài xế xe Beijing gây tai nạn bỏ trốn có thể bị xử lý thế nào
728
Views

Ngày 16/09  tại phố Thụy Khuê (đoạn chợ Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) xảy ra vụ va chạm giao thông giữa xe ô tô của hãng Beijing chưa đăng ký và một ô tô đi hướng ngược lại, người này đã thông chốt kiểm dịch khi chưa đăng ký. Tuy nhiên, thay vì xuống xe khắc phục sự cố, người điều khiển phương tiện vẫn cố tình rồ ga để bỏ chạy khiến nhiều người dân trong khu vực bức xúc. Có người cho răng có lẽ tài xế sử dụng ma tuy nên mới dẫn tới hành vi không kiểm soát như vậy. Vậy bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý:

Luật giao thông đường bộ 2008

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thông tư 58/2020/TT-BCA quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông

Nội dung tư vấn

Quy định về đăng ký xe ô tô

Đăng ký sở hữu xe máy, ô tô là thủ tục bắt buộc để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. Chủ xe phải chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe; đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký xe. Kê khai đầy đủ nội dung trên giấy khai đăng ký xe và xuất trình giấy tờ theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; nộp lệ phí đăng ký. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ; tác động làm thay đổi số máy, số khung nguyên thủy để đăng ký xe.

Thực hiện thủ tục đăng ký xe:

  • Chủ xe nộp hồ sơ và xuất trình giấy tờ của chủ xe;
  • Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ; và thực tế xe đầy đủ đúng quy định;
  • Hướng dẫn chủ xe bấm chọn biển số trên hệ thống đăng ký xe;
  • Chủ xe nhận giấy hẹn trả giấy chứng nhận đăng ký xe; nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số;
  • Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe hoàn thiện hồ sơ; và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông

Trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn là đã có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1 tháng; và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đến 2 tháng.

Đối với người điều khiển xe ô tô mà trong cơ thể có ma túy; không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt đến 10.000.000 đồng; hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe).

Nếu trong quá trình điều tra cho thấy tài xế lái xe hãng Beijing sử dụng ma túy hoặc uống rượu bia; tùy từng trường hợp mà có chế tài xử phạt hợp lý.

“Thông chốt” kiểm dịch không đăng ký

Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Cụ thể tại Khoản 7 Điều 8 Luật này quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm là “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.

Theo Khoản 2, Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thì cá nhân sẽ bị “phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền“.

Như vậy hành vi “thông chốt” kiểm dịch chưa đăng ký sẽ có thể bị xử phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng.

Hành vi của tài xế lái xe gây tai nạn bị xử lý thế nào?

Thực tế tài xế lái xe chưa đăng ký đã “thông chốt” kiểm kiểm dịch; gây ra tai nạn nhưng không dừng xe mà có ý định bỏ trốn. Vậy việc bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào? Theo quy định của Luật giao thông đường bộ quy định:

1.Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến; trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy khi gây tai nạn, người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; và cung cấp thông tin về vụ tai nạn.

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lạ; không giữ nguyên hiện trường; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Đối với hành vi không dừng phương tiện, bỏ trốn sau khi gây tai nạn của tài xế xe Beijing có thể bị xử phạt hành chính lên đến 18 triệu đồng.

Hành vi của tài xế xe Beijing có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu hậu quả của hành vi gây tại nạn có người tử vong, gây thương tích; hoặc không có giấy phép lái xe;… thì người điều khiển xe ô tô có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ; gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

….

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu sư dụng dịch vụ pháp lý luật sư, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường găp

Sử dụng ma túy khi lái xe nhưng không gay tai nạn có bị xử phạt không?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người điều khiển các phương tiện không được sử dụng chất kích thích, rượu bia.
Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện trong người có ma tuy và sử dụng ma túy để lái xe, thì người điều khiển xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma tuy

Trường hợp nào gây tại nạn được phép rơi khỏi hiện trường?

Trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất

Thì người điều khiển xe được phép rời khởi hiện trường vụ tai nạn.

Có phải tất cả trường hợp gây tai nạn giao thông làm chết người đều bị xử lý hình sự?

Gây ra tai nạn giao thông mà người vi phạm quy định về giao thông đường bộ là người điều khiển xe gây tai nạn thì chắc chắn người điều khiển xe sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ, hậu quả làm chết người.
Nếu người điều khiển xe chấp hành đúng quy định Luật giao thông đường bộ, nạn nhân là người sai thì người điều khiển xe không phải chịu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Để lại một bình luận