Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn?

10/09/2022
Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn đúng quy định?
667
Views

Chào Luật sư, tôi nghe nói Công đoàn là tổ chứ bảo vệ quyền lợi cho người lao động có đúng không?: Chức năng và mục đích thành lập của công đoàn là gì theo quy định? Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn đúng quy định? Mức kinh phí công đoàn cần đóng hiện nay là bao nhiêu? Những đối tượng nào bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư 247. Luật sư 247 xin được tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật công đoàn

Kinh phí công đoàn là gì?

Công đoàn Việt Nam là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam, mục đích hoạt động chủ yếu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Hoạt động công đoàn chủ yếu: tuyên truyền, tổ chức hoạt động, đứng ra bên thứ ba bảo vệ quyền lợi cho lao động. Để duy trì hoạt động của công đoàn cần nguồn kinh phí mà nguồn phí đó do người sử dụng lao động và người lao động đóng.

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và theo pháp luật hiện hành thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Khi trích kinh phí này thì ½ sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và ½ để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.

Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn đúng quy định?
Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn đúng quy định?

Tài chính công đoàn gồm những nguồn nào?

Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn đúng quy định?

Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị dù thành lập công đoàn cơ sở hay không đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Trong đó, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định.

Với quy định này, có thể thấy rằng mức trích nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp không chịu tác động trực tiếp của việc tăng lương cơ sở.

Mặc dù vậy, dựa trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thì mức trích nộp này sẽ thay đổi nếu doanh nghiệp tăng mức lương tháng đóng BHXH cho người lao động. Việc tăng lương cơ sở không chỉ tác động đến tiền lương, mức đóng, mức hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới các khoản đóng góp khác của người lao động cũng như doanh nghiệp.

Cách sử dụng nguồn kinh phí công đoàn như thế nào?

 Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.

– Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn phải nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết toán.

– Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn thu được cho công đoàn cơ sở.

– Đối với cơ quan, tổ chức, DN chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, DN đóng, được sử dụng 65% tổng số thu để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết chuyển thành tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của cơ quan, tổ chức, DN được thành lập

Với trường hợp DN có công đoàn cơ sở. Mức trích kinh phí công đoàn là 2% tổng quỹ lương là căn cứ đóng BHXH được chia cụ thể:

+ 65% cho Công đoàn cơ sở giữ

+ 35% nộp về Công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện)

– Đoàn phí Công đoàn phải nộp vào trừ vào 1% lương cơ bản của nhân viên được chia như sau:

+ 60% cho Công đoàn tại doanh nghiệp giữ

+ 40% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý tài chính công đoàn cơ sở hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện)

– Nếu DN chưa thành lập được công đoàn cơ sở

+ 65% Công đoàn cấp trên quản lý của DN trực thuộc địa bàn đăng ký kinh doanh.

+ 35% còn lại nộp cho Công đoàn Nhà nước

 Giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn như thế nào?

Khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;

2. Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;

3. Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn là gì?

1. Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.

2. Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

3. Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.

4. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

5. Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.

6. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.

7. Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

8. Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.

9. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn đúng quy định?
Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn đúng quy định?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn đúng quy định?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

 Công đoàn cơ sở là gì?

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn hiện nay thế nào?

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Tài sản công đoàn được hình thành từ đâu?

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của Công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.