Chào Luật sư, tôi có quen một người bạn. Anh ấy và cô người yêu không được kết hôn do thuộc phạm vi ba đời. Do ở xa cũng ít qua lại nên họ không biết mối quan hệ họ hàng. Tuy nhiên, cô gái đã lỡ mang thai được 1 tháng. Họ cũng đi đăng ký kết hôn nhưng không được. Bây giờ họ cũng không biết giải quyết thế nào? Tại sao Luật cấm kết hôn trực hệ trong phạm vi ba đời? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Sau một quá trình tìm hiểu và đã tìm được một nửa của cuộc đời mình, các cặp đôi lựa chọn tiến tới việc kết hôn để có thể cùng nhau chung sống hạnh phúc. Tuy nhiên việc kết hôn phải đảm bảo các quy định của pháp luật thì mới được công nhận và bảo vệ. Một trong số đó là quy định về trường hợp cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời. Tại sao Luật cấm kết hôn trực hệ trong phạm vi ba đời? hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Thế nào là kết hôn trong phạm vi ba đời?
Theo khoản 18 Điều 3 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra; gồm có:
- Đời thứ nhất là cha mẹ.
- Đời thứ hai là anh; chị; em cùng cha mẹ; cùng cha khác mẹ; cùng mẹ khác cha.
- Đời thứ ba là anh; chị; em con chú; con bác; con cô; con cậu; con dì. Thế nào là kết hôn trong phạm vi 3 đời
Như vậy; kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là việc những người nêu trên cùng xác lập quan hệ vợ chồng với nhau.
Ví dụ như trường hợp hai người là con chú; con bác kết hôn với nhau.
Việc kết hôn cận huyết này đều bị pháp luật và xã hội ngăn cấm.
Cấm kết hôn trong phạm vi ba đời quy định thế nào?
Một trong những điều kiện kết hôn là việc không được vi phạm các trường hợp cấm kết hôn.
Tại khoản 2 điều 5 của luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các trường hợp cấm kết hôn; trong đó điểm d quy định như sau:
d, Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha; mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha; mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy; việc những người có họ trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Rõ ràng; việc vi phạm điều cấm khi kết hôn thuộc trường hợp bị coi là kết hôn trái pháp luật và có thể bị hủy khi có yêu cầu.
Bên cạnh đó; khi vi phạm quy định này, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính.
Căn cứ theo khoản 35 điều 1 nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:
Việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Tại sao Luật cấm kết hôn trực hệ trong phạm vi ba đời?
Con sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao
Về mặt y học, những trẻ em được sinh ra từ cha mẹ cận huyết thống, có họ trong phạm vi 3 đời dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe.
Trong cơ thể mỗi người có khoảng 500 – 600 nghìn gene, trong số đó tồn tại cả những gene lặn bệnh lý, chưa có điều kiện bộc lộ gây tác hại.
Gene lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ bệnh bộc phát thường không cao.
Trái lại, việc kết hôn cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gene lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.
Do đó, những cặp vợ chồng khỏe mạnh kết hôn trong phạm vi ba đời có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như bệnh tan máu bẩm sinh, da vẩy cá, bạch tạng, mù màu, lùn, đần độn…
Ảnh hưởng đến chất lượng dân số
Đối với xã hội, hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, gây suy giảm giống nòi.
Nếu pháp luật không có quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thì thế hệ trẻ tương lai có nguy cơ mắc các bệnh về dị tật cao hơn, chất lượng dân số đi xuống.
Đặc biệt, ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa ít được tiếp cận đến các thông tin, nguồn nhân lực ở các vùng này sẽ ngày càng khan hiếm, đứng trước nguy cơ suy thoái giống nòi.
Tăng áp lực và chi phí xã hội
Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, việc trẻ sinh ra từ cuộc hôn nhân cận huyết sẽ làm tăng áp lực và chi phí của xã hội.
Ngoài việc nguồn nhân lực không được đảm bảo, nhà nước, người dân còn phải tốn rất nhiều chi phí để xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh.
Chúng ta sẽ phải bỏ thời gian, chi phí để điều trị, chăm sóc cho trẻ em bị các bệnh di truyền, bệnh tật quả thực là một gánh nặng rất lớn đối với xã hội.
Như vậy, có thể thấy hệ lụy mà việc kết hôn trong phạm vi ba đời đem đến là rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình mà còn cả toàn xã hội.
Do đó việc pháp luật cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.
Mỗi công dân cần phải tuân thủ đúng theo quy định này của luật Hôn nhân và gia đình để có thể có được một cuộc hôn nhân trọn vẹn, hạnh phúc nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Vợ cũ gặp khó khăn, liệu chồng cũ có cần cấp dưỡng?
- Có phải cấp dưỡng bù khoảng thời gian không cấp dưỡng hay không?
- Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật
- Mức cấp dưỡng nuôi con khuyết tật khi ly hôn là bao nhiêu?
- Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài theo quy định mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tại sao Luật cấm kết hôn trực hệ trong phạm vi ba đời?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình).
Nguyên nhân gây những bệnh này là do những người trong cùng dòng họ có khả năng mang gen bệnh cao hơn bình thường mà bản thân họ không biết mình mang gen bệnh nên kết hôn cận huyết thống sẽ xảy ra hiện tượng kết hợp các gen mang bệnh của bố mẹ và gây bệnh cho con.