Tái bảo hiểm là gì theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm

24/08/2021
tái bảo hiểm là gì
2015
Views

Dịch bệnh không chỉ khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh; mà còn khiến việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… trở nên khó khăn. Và không thể không kể đến các doanh nghiệp bảo hiểm. Chính những doanh nghiệp này cũng đang gặp khó khăn trong việc duy trì hợp đồng đối với khách hàng. Và một trong những giải pháp khắc phục chính là tái bảo hiểm. Vậy tái bảo hiểm là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có thành lập công ty cổ phần bảo hiểm ở Hà Nội. Hiện tại tôi đang có nhu cầu thành lập một chi nhánh tại Hải Phòng. Tuy nhiên tôi không nắm rõ các giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập chi nhánh? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Tái bảo hiểm là gì?

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phần; nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi nhánh nước ngoài khác.

Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác. Việc chuyển đổi này dựa trên cơ sở nhượng lại cho doanh nghiệp bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm; thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Đây được coi như hình thức bảo hiểm cho chính những doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi lẽ những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể gặp phải đã được phân tán.

Tuy nhiên pháp luật có sự giới hạn đối với mức trách nhiệm này. Mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; và không được nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm.

Điều kiện doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài

Không phải bất cứ doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài nào cũng có thể nhận tái bảo hiểm. Các doanh nghiệp này cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể

  • Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp; và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
  • Doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s; hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best; “Baal” theo Moody’s; hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
  • Trường hợp tái bảo hiểm cho công ty mẹ ở nước ngoài; hoặc các công ty trong cùng tập đoàn mà công ty này không có đánh giá xếp hạng tín nhiệm theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính văn bản của cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận công ty nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài bảo đảm khả năng thanh toán tại năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.

Mời bạn đọc xem thêm:

Các hình thức tái bảo hiểm hiện nay

Tái bảo hiểm tạm thời

Hình thức tái bảo hiểm đầu tiên là tái bảo hiểm tạm thời. Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ.

Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó. Và doanh nghiệp bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào; với tỷ lệ bao nhiêu; cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nào là tùy theo mong muốn của họ.

Mặt khác công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối; hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm.

Tái bảo hiểm cố định

Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.

Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc

Là hình thức bảo hiểm mà không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mình nhận bảo hiểm; nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thỏa thuận này; với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm.

Câu hỏi thường gặp

Chức năng của tái bảo hiểm?

Chức năng của tái bảo hiểm chủ yếu nhằm đảm bảo sự kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc, thể hiện ở các mức độ khác nhau:
• Có thể giảm một cách tuyệt đối sự chênh lệch của kết quả kinh doanh trong lúc tỷ lệ phí và chi bồi thường vẫn giữ nguyên.
• Có thể loại trừ được những tổn thất lớn.
• Cũng có thể loại trừ được những tổn thất lớn và đồng thời cân bằng được chênh lệch do có nhiều tổn thất xảy ra.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm theo tỷ lệ tối đa là bao nhiêu?

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.

Hợp đồng tái bảo hiểm là gì?

Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm khác hoặc với doanh nghiệp chuyên doanh tái bảo hiểm (bên nhận tái bảo hiểm), theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chuyển rủi ro mà họ chịu trách nhiệm cho bên nhận tái bảo hiểm tương ứng với số phí tái bảo hiểm đã nhận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Có được phép khởi kiện doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không?

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm chỉ có quyền yêu cầu hay khởi kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm mà không có các quyền này đối với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm,

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về tái bảo hiểm là gì. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận