Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu là gì?

30/08/2022
Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu?
485
Views

Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực rộng lớn với vô vàn các khái cạnh khác nhau. Có những thuật ngữ chúng ta sử dụng tưởng chừng như thông dụng nhưng chưa thực sự đúng. Đặc biệt là thuật ngữ nhãn hiệu và thương hiệu. Vậy nhãn hiệu là gì? Thương hiệu là gì? Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.

Căn cứ pháp lý

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu?

Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu là ở tính pháp lý

Hiện nay ở Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu. Do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Thương hiệu có sự liên kết với cả khẩu hiệu, nhạc hiệu

Khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến “Hãy nói theo cách của bạn” là đã nghĩ ngay đến Viettel.

Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu thể hiện trên một số khía cạnh cụ thể

– Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu là phần xác.

– Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).

– Nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu?
Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu?

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Tiêu chíThượng hiệuNhãn hiệu
Khái niệmThương hiệu là một dấu hiệu (có thể là hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết 1 sản phẩm nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi cá nhân hay một tổ chứcNhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Căn cứ pháp lýKhông phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và không có văn bản pháp luật điều chỉnhLuật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn
Thời gian bảo hộThương hiệu không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ. Nó có thể tồn tại ngay cả khi hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu không tồn tại bởi thương hiệu do sự đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào sản phẩm còn được người tiêu dùng tin dùng và có cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó cũng sẽ vẫn còn thương hiệu.10 năm và có thể gia hạn nhiều lần
Định giá thương hiệu và nhãn hiệuđược coi là một tài sản vô hình, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa chính thức công nhận và có quy định cụ thể. Tài sản vô hình thì không thể định giá một cách dễ dàng được, việc tính toán giá trị thương hiệu do các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực định giá thương hiệu thực hiện. Nó phải được định giá thông qua bước:+ Phân khúc thị trường;+ Phân khúc tài chính;+ Phân tích nhu cầu;+ Tiêu chuẩn cạnh tranh;Được coi là một tài sản khi được xác lập quyền thông qua việc Cục SHTT cấp Văn bằng bảo hộ. Một tài sản thì có thể định giá được nên nhãn hiệu cũng có thể định giá được.
Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu?

Thủ tục đăng kí nhãn hiệu

Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Như vậy, ta thấy mục tiêu chính của nhãn hiệu là phân biệt, là căn cứ để người tiêu dùng biết đây là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình, chứ không phải của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, rất dễ xảy ra trường hợp nhãn hiệu đi đăng ký của các doanh nghiệp trông khá tương tự và dễ gây nhầm lẫn với nhau nên pháp luật quy định khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức mà phải trải qua bước thẩm định.

Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu.

Bước tra cứu chuyên sâu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu là cần thiết vì đây là hệ cơ sở dữ liệu chính thức giúp người dự định nộp đơn đăng ký biết được nhãn hiệu của mình có khả năng đăng ký thành công hay không. Khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên chú ý so sánh nhãn hiệu mình dự định đăng ký với các nhãn hiệu đang hoặc đã đăng ký khác để đánh giá khả năng thành công. Trường hợp phổ biến nhất khiến doanh nghiệp không đăng ký thành công nhãn hiệu là nhãn hiệu mình dự định đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.

Sau khi tiến hành tra cứu và nhận thấy triển vọng đăng ký thành công, doanh nghiệp sẽ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:

  • Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thời hạn công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng

Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.

Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.

Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • 05 mẫu nhãn hiệu kềm theo Tờ khai đơn;
  • Chứng từ đã nộp lệ phí;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
  • Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu chứng minh liên quan

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ; cách tra số mã số thuế cá nhân; giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Định giá nhãn hiệu?

Được coi là một tài sản khi được xác lập quyền thông qua việc Cục SHTT cấp Văn bằng bảo hộ. Một tài sản thì có thể định giá được nên nhãn hiệu cũng có thể định giá được.

Định giá thương hiệu?

Được coi là một tài sản vô hình, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa chính thức công nhận và có quy định cụ thể. Tài sản vô hình thì không thể định giá một cách dễ dàng được, việc tính toán giá trị thương hiệu do các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực định giá thương hiệu thực hiện. Nó phải được định giá thông qua bước:+ Phân khúc thị trường;+ Phân khúc tài chính;+ Phân tích nhu cầu;+ Tiêu chuẩn cạnh tranh;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.