Trong thời đại 4.0 như hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; bên cạnh những lợi ích to lớn thì nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Trong đó nổi cộm lên như sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Vậy sử dụng mạng máy tính để chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sử dụng mạng máy tính để chiếm đoạt tài sản là gì?
Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông; phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có thể hiểu là hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông; hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi như:
- Sử dụng thông tin về tài khoản; thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
- Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng; lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ; hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
- Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp; hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cấu thành tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Mặt khách quan: Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và thiết bị số như là công cụ phạm tội. Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện ở một trong những dạng sau:
- Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ; hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Trong đó, làm giả thẻ ngân hàng là việc cá nhân không có thẩm quyền sản xuất; phát hành thẻ ngân hàng nhưng sản xuất thẻ giống như thẻ ngân hàng (trong đó có chứa đựng thông tin; dữ liệu như thẻ của ngân hàng phát hành).
- Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; tức là việc cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa hoặc sử dụng mã truy cập của người khác mà không được sự cho phép của người đó để truy cập vào tài khoản không phải của mình để chiếm đoạt tài sản.
- Lừa đảo trong thương mại điện tử; kinh doanh tiền tệ; huy động vốn tín dụng, mua bán; và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Khách thể: Tội phạm xâm phạm hoạt động bình thường trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
Chủ thể: Chủ thể thường có năng lực hành vi hình sự và đat độ tuổi theo quy định của pháp luât hình sự.
Sử dụng mạng máy tính để chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
Điều 290 quy định 4 khung hình phạt chính, gồm:
– Khung 1. (cơ bản) Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
– Khung 2. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; áp dụng đối với các trường hợp có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; có tính chất chuyên nghiệp; số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến 200 thẻ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đến dưới 200.000.000đ ồng; gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm.
– Khung 3. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; áp dụng đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
– Khung 4. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; áp dụng đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; số lượng thẻ giả từ 500 thẻ trở lên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
- Tội trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Sử dụng mạng máy tính để chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có năng lực TNHS phải chịu TNHS đối với tội phạm khoản 3, 4 Điều 290 BLHS năm 2015. Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS phải chịu TNHS đối với tội phạm tại Điều 290 BLHS năm 2015.