Theo quy định của pháp luật, khi bị xử phạt do vi phạm pháp luật an toàn giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải xuất trình giấy tờ xe và bằng lái xe. Tuy nhiên, nhiều người lại sử dụng bằng lái xe giả để trốn tránh việc nộp phạt. Vậy sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu tiền? Để giải đáp thắc mắc trên cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu?
Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác.
Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.
Sử dụng bằng lái xe ô tô giả phạt bao nhiêu?
Việc xử phạt hành vi sử dụng bằng lái xe giả được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khác
Người điều khiển xe sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, .
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, bằng lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp còn bị áp dụng bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe giả theo quy định tại khoản 9 Điều 21 Nghị định trên.
Sử dụng bằng lái xe máy giả phạt bao nhiêu?
Việc xử phạt hành vi sử dụng bằng lái xe giả được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô
Người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh;
Người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Phân loại bằng lái xe như thế nào?
Hiện nay,cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam đang cấp và cho phép sử dụng các loại bằng lái xe sau:
– Hạng A1: cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
– Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
– Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.
– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
– Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
– Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
– Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
-Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa
Cơ quan có thẩm quyền cấp bằng lái xe?
Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định các cơ quan dưới đây có thẩm quyền cấp bằng lái xe:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
– Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
Làm giả giấy phép lái xe bị xử phạt như thế nào?
Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cao điểm tuần tra xử lý vi phạm giao thông
- Để vật liệu ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông bị xử lý thế nào?
- Quy định chi tiết về bật đèn xe khi tham gia giao thông
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, và giải thể công ty tnhh 1 thành viên… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu.
Như vậy trường hợp không có gương chiếu hậu sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe buộc phải lắp đầy đủ gương chiếu hậu theo quy định.( điểm a khoản 7 Điều 16)
Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, ngoài ra các gia đình đó phải phá dỡ bỏ công trình đó đi theo yêu cầu.