Theo quy định nội quy trong trường học; sinh viên có nghĩa vụ bảo quản; giữ gìn tài sản trường học; không được lấy bất kỳ tài sản nào của trường học nếu không được người có thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên xuất hiện trường hợp sinh viên lấy trộm cắp tài sản có giá trị lớn của trường học bán lấy tiền tiêu. Đây là hành vi vi phạm cả về mặt đạo đức và pháp luật; thể hiện lối sống không tốt của sinh viên khi đang ở trong môi trường học tập. Bất cứ ai có hành vi trộm cắp tài sản đều bị xử phạt theo quy định pháp luật. Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề sinh viên ăn trộm tài sản nhà trường xử phạt ra sao ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nhà trường xử lý sinh viên ăn trộm như thế nào?
Theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, sinh viên ăn trộm thì tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
Việc xử lý sinh viên vi phạm nội quy nhà trường được quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT:
- Khiển trách:
Áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
- Cảnh cáo:
Áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
- Đình chỉ học tập có thời hạn:
Áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
- Buộc thôi học:
Áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.
- Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên.
- Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, cơ sở giáo dục đại học phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.
Những vi phạm cụ thể được trích dẫn đầy đủ tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Sinh viên ăn trộm tài sản nhà trường xử phạt ra sao?
Mức phạt hành chính sinh viên ăn trộm tài sản nhà trường
Hành vi trộm cắp tài sản nhà trường của sinh viên; chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
Như vậy sinh viên ăn trộm tài sản nhà trường sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Truy cứu trách nhiệm hình sự sinh viên trộm tài sản nhà trường
Sinh viên ăn trộm bị truy cứu trách nhiệm hình sự; khi trộm tài sản nhà trường 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp; theo quy định tại điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Khung 1
Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Nếu hành vi trộm cắp của sinh viên thỏa mãn hành vi nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sinh viên đánh bạc bị xử phạt ra sao?
Theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, sinh viên đánh bạc sẽ bị nhà trường bị xử lý như sau:
- Khiển trách: Nếu vi phạm lần đầu
- Cảnh cáo: Vi phạm lần 2
- Đình chỉ có thời hạn: Vi phạm lần 3
- Buộc thôi học: Vi phạm lần 4
Hành vi đánh bạc của sinh viên nếu không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
Sinh viên đánh bạc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 về tội đánh bạc. Tùy hành vi vi phạm sẽ có mức phạt tù sẽ tương ứng đối với sinh viên khi đánh bạc.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Sinh viên tung clip nhạy cảm của bạn lên mạng xã hội bị xử lý thế nào?
- Dụ dỗ trẻ em đóng phim nóng có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giả mạo email yêu cầu sinh viên đóng học phí bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Sinh viên ăn trộm tài sản nhà trường xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3 Điều 6 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT thì một trong những hành vi sinh viên không được làm là hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp học.
Theo Điều 20 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xử lý vi phạm đối với sinh viên như sau:
2. Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định:
Công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì bị xử lý kỷ luật với hình thức Buộc thôi việc.