Say rượu lái xe có được bảo hiểm?

12/08/2022
Say rượu lái xe có được bảo hiểm?
816
Views

Rất nhiều vụ tai nạn giao thông do việc sử dụng rượu bia quá mức gây ra trong thời gian qua tại Việt Nam. Người sử dụng rượu bia điều khiển xe không những đối diện với nguy cơ bị phạt tiền mà còn có thể vị khởi tố trách nhiệm hình sự nếu gây chết người. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Say rượu lái xe có được bảo hiểm?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Say rượu lái xe được quy định như thế nào?

Câu hỏi đặt ra trong quá trình tham gia giao thông nếu trong máu có nồng độ cồn. Khi phát sinh tai nạn giao thông sảy ra có được bảo hiểm bồi thường hay không.

Câu trả lời như sau: Tuy theo loại hình tham gia bảo hiểm, mỗi loại hình khác nhau thì có câu trả lời khác nhau.

Loại hình bảo hiểmPhạm vi bảo hiểmGhi chú 
Trách nhiệm dân sự Hiện tại: chỉ bồi thường về con người không bồi thường về tài sản của bên thứ 3
Tai nạn lái xeCó và KhôngTùy theo thỏa thuận
Vật chất xe KhôngKhông 

Say rượu lái xe có được bảo hiểm?

Tại Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở…”.

Mặt khác, Theo quy định tại Khoản 3, Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA, khi người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn, thì cán bộ công an giao thông sẽ thực hiện việc kiểm tra nồng độ cồn có trong máu của những người có liên quan đến vụ tai nạn giao thông.

Tại Điều 12 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định:

“Điều 12. Loại trừ bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

  • Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
  • Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
  • Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
  • Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
  • Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
  • Chiến tranh, khủng bố, động đất.
  • Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.”

Theo quy định trên này thì không có trường hợp lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm không đền bù. Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm là thỏa thuận dân sự giữa các bên. Nên phải căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên đã giao kết.

Vì vậy khi giao kết hợp đồng với khách hàng công ty bảo hiểm sẽ ràng buộc thêm về trường hợp loại trừ bảo hiểm như:

“Loại trừ bảo hiểm

Lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở, trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác bị cấm theo quy định của pháp luật.”

Say rượu lái xe có được bảo hiểm?
Say rượu lái xe có được bảo hiểm?

Say rượu lái xe thì bị phạt như thế nào?

K10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Theo quy định này, hành vi vi phạm quy định về việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông với nồn độ cồn trên 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bạn có thể phải chịu mức phạt lên đến 40.000.000 đồng

Đối với trường hợp điều khiển phương tiện là xe máy:

Căn cứ nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

  • Về trách nhiệm hình sự:

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là một trong những hành vi bị cấm. Mức nồng độ cồn tối đa được quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ là 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng nông độ cồn vượt quá quy định mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

Theo quy định trên, bạn tham gia giao thông nếu thuộc trường hợp nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng.

  • Về trách nhiệm dân sự:

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì người gây tai nạn còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Máu có nồng độ cồn nhưng không phải do say rượu, xử lý như thế nào?

Từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Quy định cứ có cồn trong hơi thở là phạt tiền dẫn đến các trường hợp bị oan:

  • Trong máu có cồn nhưng thực tế Lái xe không sử dụng rượu bia hay chất kích thích mà do lên men từ thức ăn, nước uống. Nồng độ cồn vượt mức số 0 miligam/1 lít khí thở là đã bị phạt.
  • Tuy không uống rượu, bia nhưng trong máu vẫn có 1 lượng cồn rất nhỏ. Lại bị từ chối do đã vi phạm quy tắc của các công ty bảo hiểm ( loại hình Vật chất xe / tai nạn Lái xe )

Dẫn đến một số trường hợp không nhậu vẫn bị phạt. Người dân, các tổ chức cũng đã phản hồi vấn đề này lên các cấp; các ngành liên quan nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có sự thay đổi.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Say rượu lái xe có được bảo hiểm?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Va chạm xe do uống rượu bia có phải bồi thường không ?

Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định như sau:
“1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Điều khiển xe không mũ bảo hiểm say rượu thì có lỗi không ?

-Theo quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đương bộ và đường sắt.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Để tránh bị CSGT đo nồng độ cồn và Bảo hiểm từ chối do nhậu say nên làm gì  ? 

Điều là tất nhiên: khi tham gia giao thông thì không uống rượu / bia / các chất kích thích để đảm bảo cho chính mình và cho cộng đồng.
Điều bất cập: Trường hợp do lên men thức ăn:
Luật thì chưa thấy sửa đổi, mà vướng vào thì lại cãi không lại và đóng phạt nên một số nhà nghiên cứu cho rằng:
Về phương pháp “giải” loại cồn này như sau:  Cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 – 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.