Sau khi ly hôn, vợ chồng có phải tiếp tục cùng nhau trả nợ không?

31/10/2021
Sau khi ly hôn, vợ chồng có phải tiếp tục cùng nhau trả nợ không?
575
Views

Khi ly hôn, vợ chồng tiến hành chia con cái, tài sản theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án khi cả hai bên không thể tự thỏa thuận. Các hiện vật và các trách nhiệm từ trước khi ly hôn cho đến thời điểm ly hôn được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có một số thắc mắc gửi đến Luật sư rằng liệu sau khi ly hôn, vợ chồng có phải tiếp tục cùng nhau trả nợ không? Để giải đáp thắc mắc này, Luật sư 247 xin mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Ly hôn là gì?

Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của con người, việc Nhà nước thừa nhận chế định ly hôn trong pháp luật là thể hiện sự đảm bảo cũng như tôn trọng quyền tự do định đoạt của vợ chồng; giúp họ giải quyết những bế tắc, xung đột trong đời sống hôn nhân.

Nhà nước kiểm soát ly hôn bằng pháp luật; mặc dù Nhà nước thừa nhận ly hôn là quyền dân sự gắn liền với nhân thân vợ chồng song cũng cần phải hiểu rõ về bản chất rằng đây không phải là quyền tuyệt đối. Nhà nước sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với hôn nhân; nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực mà ly hôn để lại.

Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng phải dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng; và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn; trường hợp ly hôn, về trình tự thủ tục ly hôn; về việc giải quyết hậu quả ly hôn.

Do đó nếu vợ chồng muốn được ly hôn phải tuân thủ các điều kiện; căn cứ ly hôn và các trình tự thủ tục ly hôn theo luật định. Mọi trường hợp vợ chồng xin ly hôn chỉ xét thấy có căn cứ ly hôn theo luật định là quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn.

Điều kiện thủ tục khi ly hôn

Với cách thể hiện nội dung điều luật tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì điều kiện ly hôn cần là: “… có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng”. Theo quy định này, để cho ly hôn cần có một trong các cơ sở sau:

+ Có hành vi bạo lực gia đình

+ Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

+ Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng: ngoại tình; sống chung như vợ chồng với người khác đã có vợ, có chồng hoặc bà con thân thích,…

+ Vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng; và chế độ tài sản của vợ, chồng được coi là trầm trọng

Các hình thức ly hôn

Hiện nay, ly hôn có hai hình thức:

– Nếu vợ, chồng thỏa thuận được về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, tài sản, nuôi dưỡng con cái… thì cùng ký tên vào đơn ly hôn thuận tình và yêu cầu Tòa án công nhận việc ly hôn của hai vợ, chồng.

– Nếu một trong hai vợ, chồng yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân, không hòa giải được, yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Theo đó, mặc dù có hai hình thức ly hôn nhưng về cơ bản, khi viết đơn ly hôn, nội dung đơn sẽ bao gồm:

– Yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ, chồng;

– Giải quyết quyền nuôi con và cấp dưỡng (nếu hai người có con chung);

– Phân chia tài sản chung vợ chồng (nếu hai người có tài sản chung hoặc tài sản chung với gia đình);

– Phân chia công nợ, nợ nần, nghĩa vụ tài sản… của vợ, chồng với người khác (nếu có).

Do đó, vợ, chồng có thể yêu cầu giải quyết nợ nần khi ly hôn ngay trong đơn. Khi đó, nếu xét thấy yêu cầu không trái quy định của luật, đảm bảo quyền lợi cho vợ, con hoặc theo thỏa thuận của hai vợ, chồng thì Tòa án sẽ giải quyết.

Giải quyết câu hỏi

Khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 khẳng định:

Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Theo đó, vợ, chồng ly hôn nhưng trong đơn ly hôn không đưa nội dung về các khoản nợ với người thứ ba vào và chưa được Tòa án giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật thì các khoản nợ mà vợ, chồng có trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn hiệu lực sau khi ly hôn.

Chỉ trong trường hợp vợ, chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác như chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hoặc chuyển nghĩa vụ trả nợ cho một trong hai vợ, chồng… thì sau khi ly hôn, vợ chồng mới không còn phải cùng nhau trả nợ.

Trong đó, khoản nợ của vợ, chồng với người thứ ba phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:

– Do cả hai vợ, chồng cùng đứng ra vay vốn hoặc phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường;

– Khoản nợ do vợ/chồng thực hiện cho nhu cầu thiết yếu của gia đình.

– Khoản nợ từ việc bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định cha mẹ phải bồi thường…

Như vậy, hai người dù đã ly hôn nhưng vẫn phải cùng trả các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân có mục đích duy trì cuộc sống chung của vợ, chồng, gia đình hoặc do thỏa thuận là nợ chung… và trước đó không có thỏa thuận khác về việc giải quyết các khoản nợ này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Sau khi ly hôn, vợ chồng có phải tiếp tục cùng nhau trả nợ không?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Quy định của pháp luật về hàng thừa kế thứ nhất

Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Câu hỏi liên quan

Ý nghĩa của chế định ly hôn?

Ly hôn là một chế định quan trọng trong Luật HN&GĐ 2014 , cùng với kết hôn, ly hôn tạo nên hai mặt hoàn thiện của hôn nhân. Dù là mặt trái của hôn nhân, nhưng ly hôn là điều cần thiết nếu hôn nhân không thể duy trì và bảo đảm trách nhiệm là tế bào cho xã hội. Chính vì thế, chế độ ly hôn có ý nghĩa to lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật HN&GĐ nói riêng và thực tiễn cuộc sống.

Chia tài sản sau khi ly hôn thế nào?

Trường hợp ly hôn xảy ra, Tòa sẽ giải quyết việc phân chia tài sản vợ chồng theo căn cứ của pháp luật, việc phân chia tài sản phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ Tài sản nào của ai và được gây dựng trước hay sau khi kết hôn
+ Sự đóng góp của vợ và chồng trong việc gây dựng lên khối tài sản chung
+ Xem xét mức độ vi phạm của vợ hay chông trước lúc ly hôn,, nghĩa vụ của vợ chồng

Thủ tục ly hôn bao gồm?

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.
+ Chứng minh nhân dân bản sao  có công chứng của vợ và chồng
+ Giấy khai sinh của các con trong gia đình (nếu có)
+ Bản sao sổ hộ khẩu gia đình có công chứng
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản chung của vợ chồng

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:

Để lại một bình luận