Sát hại người bị chất độc da cam – xử lý như thế nào tên giết người tàn tật

27/10/2021
Sát hại người bị chất độc da cam - xử lý như thế nào tên giết người tàn tật
878
Views

Vào khoảng 17h15 ngày 23/10/2021, Bùi Quang Lý điều khiển xe đạp từ đường Quốc lộ 1A rẽ vào đường Phạm Lê Đức để về nhà thì xe đạp bị tuột xích nên ngồi xuống nghỉ bên vệ đường. Thấy Lý, anh T. liền tiến lại gần để nói chuyện. Được một lúc thì giữa 2 người đã xảy ra xích mích, dẫn đến cãi cọ nên Đặng Đình T. cầm cổ áo xô Lý ngã xuống đường. Do đã có sẵn hơi men, Bùi Quang Lý dùng dao sắc; nhọn mang theo đâm liên tục vào người anh T., khiến người này tử vong do bị mất máu cấp. Hành vi giết người bị chất độc màu da cam sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Chất độc màu da cam là gì?

Chất độc da cam là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand;

Một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất này không có màu và được chứa trong các thùng màu da cam. Chất này đã được Hoa Kỳ sử dụng quy mô lớn trong những năm từ 1961 đến 1971; khiến nhiều vùng ở Việt Nam bị nhiễm độc nghiêm trọng.

Giết người là gì?

Với hành vi của Lý nêu trên, có thể xác định ban đầu được đây là hành vi giết người phạm vào tội giết người theo quy định của Bộ luật hình sự; vậy giết người là gì?

Giết người hay sát nhân là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người; chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người.

Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt hoặc có thể là cố ý gây thương tích . Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Đe dọa giết người cũng sẽ bị xử lý hình sự.

Hành vi của Lý đã thỏa mãn cấu thành tội giết người chưa?

Mặt khách quan

Mặt khách quan được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.

Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:

Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết người khác.
Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm ( phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác … nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp

Có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là:

Không sử dụng vũ khí hoặc hung khí: Trường hợp này người phạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sông …
Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác: Trường hợp này người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng; lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc, … hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện …

Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là:

Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động lên thân thể nạn nhân.
Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân; gài bẫy điện để nạn nhân vướng, dùng dao giết người một cách man rợ.
Hành vi của Lý là đã dùng hung khí là dao đâm nhiều lần liên tiếp vào người anh T, hành vi giết người bị chất độc da cam.

Về hậu quả:

Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết. Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

Hậu quả của hành vi của Lý gây ra đó là anh T đã chết.

Khách thể của tội phạm

Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến tính mạng của người khác (quyền được bảo vệ về tính mạng). Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Ở trên anh Lý đã xâm phạm đến tính mạng của a T.

Mặt chủ quan

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (được thể hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
Hành vi của Lý hoàn toàn là cố ý, có động cơ và mục đích rõ ràng đối với hành vi giết người bị. chất độc da cam

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự; thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Lý hoàn toàn đủ tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Giải quyết tình huống

Với hành vi nêu trên của Lý, giết người vì những xích mích không đáng có; có thể xét xử về tội giết người với mức hình phạt cao nhất có thể là tử hình, cụ thể theo điểm q khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự 2015:

“1.Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

q) Vì động cơ đê hèn”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào giết người được miễn trách nhiệm hình sự?

Được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.

Bị thần kinh khi giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có bị xử lý như thế nào?

Đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản bị xử lý theo khung hình phạt của tội cướp tài sản: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; nhằm chiếm đoạt tài sản” với khung hình phạt từ 03 năm tù đến chung thân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận