Sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy có xâm phạm quyền tác giả?

13/08/2021
Sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy có xâm phạm quyền tác giả không
1295
Views

Chào Luật sư, hiện tại tôi đang là giáo viên tại một trường cấp 3 địa phương. Trong quá trình giảng dạy tôi có nghiên cứu các tài liệu của giáo viên khác nhằm phục vụ quá trình dạy học. Liệu việc tôi Sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy có xâm phạm quyền tác giả hay không? Quy định của pháp luật về vấn dề này như thế nào? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là quyền tác giả?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu“.

Như vậy, quyền tác giả bao gồm 3 yếu tố sau:

  • Chủ thể của quyền tác giả là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có những quyền nhất định đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi đã được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.
  • Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ.
  • Nội dung quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả. Các quyền này phát sinh từ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Thế nào là sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy?

Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử (khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi 2009).

Nếu tác phẩm chưa được công bố thì sao chép tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Trong trường hợp này, chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả; hoặc người được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép mới được sao chép tác phẩm.

Nếu tác phẩm đã được công bố thì người khác có quyền sao chép mà không phải xin phép; hay trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả khi:

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.
  • Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

Sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy có xâm phạm quyền tác giả không?

Pháp luật vẫn quy định một số trường hợp ngoại lệ tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ đối với việc sao chép tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao gồm:

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.
  • Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu

Đồng thời, Nghị định 22/2018/NĐ-CP cũng hướng dẫn:

  • Tự sao chép một bản áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.
  • Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.

Như vậy, việc bạn sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy có xâm phạm quyền tác giả thì không phải xin phép; không phải trả tiền nhuận bút cho tác giả. Tuy vậy, sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc không thuộc các trường hợp nêu trên là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Căn cứ khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy có xâm phạm quyền tác giả? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Sao chép giáo trình đem bán có vi phạm pháp luật không?

Trường hợp sao chép giáo trình với ý định bán cho sinh viên là hành vi thương mại; không thuộc trường hợp quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ. Đồng nghĩa rằng bạn đang vi phạm quyền tác giả. Tùy tính chất, mức độ hành vi xâm phạm mà các chủ thể thực hiện hành vi có thể sẽ bị xử phạt hành chính; hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Xử phạt hành chính hành vi sao chép tác phẩm nhằm mục đích thương mại?

Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 15 – 35 triệu đồng. Đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Đồng thời, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số; hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi trên.

Sao chép tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy và có giao dịch mua bán có bị xử lý hình sự hay không?

Câu trả lời là có. Trường hợp sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình thu lợi bất chính thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận