Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả có thể bị tử hình?

22/07/2022
262
Views

Xin chào Luật sư. Hiện nay trên thị trường tràn lan các loại thuốc thần dược với tác dụng chưa khỏi covid. Tuy nhiên những sản phẩm này đươc bày bán và quảng cáo khắp nơi mà không phải bệnh viện hay nhà thuốc. Vậy chúng có phải thuốc giả? Việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả còn có thể bị tử hình đúng không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn ra, nhiều đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn. Các thuốc này được quảng cáo với công dụng có tác dụng hỗ trợ điều trị COVID-19. Sự việc này vô cùng nghiêm trọng vì có thể gây hoang mang dư luận đặc biệt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Vậy thuốc giả được pháp luật quy định như thế nào? Việc sản xuất buôn bán thuốc giả trên bị xử lý ra sao? Hình phạt nào được áp dụng với người vi phạm? Để giải đáp các thắc mắc này, Luật sư 247  xin giới thiệu bài viết “Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả có thể bị tử hình?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Thuốc giả và sản xuất, buôn bán thuốc giả là gì?

Theo khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016:

Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Không có dược chất, dược liệu;

– Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;

– Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Khoản 32 Điều 2 Luật Dược 2016 trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;

– Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.

Trong đó:

1. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.

2. “Buôn bán” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.

Theo đó sản xuất, buôn bán thuốc giả là việc thực hiện một loạt các hoạt động sản xuất, buôn bán các loại thuốc được liệt kê ở trên.

Khoản 5 Điều 6 Luật dược 2016 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;”

Như vậy, hành vi kinh doanh, bán thuốc giả hay nguyên liệu làm thuốc giả đều không được phép theo quy định của pháp luật.

Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả bị xử lý thế nào?

Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả có thể bị tử hình?
Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả có thể bị tử hình?

Thuốc được sản xuất với mục đích chưa bệnh cho con người. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người do đó việc sử dụng thuốc cần rất thận trọng. Nếu con người sử dụng thuốc giả sẽ dẫn tới nhiều hệ lệ nguy hiểm và có thể dẫn đến chết người. Do đó hành vi buôn bán, sản xuất thuốc giả bị nghiêm cấm.

Người sản cuất, buôn bán thuốc giả sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi mà người vi phạm sẽ chịu hình thức xử lý tương ứng. Người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Xử phạt hành chính

Khi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Việc xử phạt hành chính đối với hành vi này được quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Trong đó:

– Buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 70.000.000 đồng theo giá trị tương ứng của hàng thật (Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)

– Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 100.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị tương ứng của hàng thật (Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)

– Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt gấp đôi mức phạt trên. Tức là có thể lên tới 200 triệu đồng.

– Người thực hiện hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:

a) Tịch thu tang vật đối với hàng không không có giá trị sử dụng, công dụng

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng-12 tháng hoặc 12 tháng – 24 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Xử lý hình sự

Trường hợp đủ yếu tố cấu thành người vi phạm sẽ bị truy cứu về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó chủ thể phạm tội có thể là cá nhân hoặc pháp nhân sẽ bị phạt như sau:

Đối với cá nhân

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
l) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
m) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Do đó có thể thấy người sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả nếu thuộc khoản Điều 194 Bộ luật hình sự 2015 có thể phải chịu hình phạt lên đến tử hình.

Đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự 2015 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả có thể bị tử hình?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Ngoài ra, ể được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bán thuốc giả nhưng không biết liệu có vi phạm?

Việc bán thuốc chỉ có thể do các cơ sở y tế, người có chứng chỉ hành nghề được phép bán. Do đó trước khi bán thuốc việc kiểm tra nguồn gốc suất xứ của thuốc là điều bắt buộc. Nếu bạn có quyền bán thuốc thì việc không kiểm tra dẫn tới bán thuốc giả là do lỗi của bạn. Còn những người không đủ điều kiện bán thuốc thì cũng không được phép bán. Do đó việc bán thuốc giả nhưng không biết vẫn là hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Không áp dụng hình phạt tử hình với những ai?

Theo Khoản 2 Điều 40 Bộ luật hình sự thì:
“2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.”
Do đó mặc dù với tính chất nguy hiểm do hành vi phạm tội của những người này họ đáng phải tử hình nhưng do thuộc các đối tượng trên nên sẽ không áp dụng hình phạt tủ hình với họ.

Trình báo người bán thuốc giả thì đến đâu?

Theo Khoản 2 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Theo đó nếu phát hiện hành vi vi phạm bạn có thể làm đơn tố giác hoặc đến trực tiếp các cơ quan trên để trình báo về sự việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.