Tình trạng rải đinh ra đường, thậm chí là đường cao tốc không chỉ gây hư hỏng cho phương tiện mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Pháp luật cũng đã có quy định cụ thể về chế tài xử phạt đối với người có hành vi này. Vậy rải đinh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông bị phạt thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Rải đinh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông bị phạt thế nào?
Căn cứ theo Điểm a Khoản 6 và Khoản 8 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải tháo dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.“
Theo đó, người thực hiện hành vi rải đinh ra đường gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện giao thông bị áp dụng mức phạt sau:
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
– Nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
– Thu dọn đinh và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Kết luận:
Tóm lại, người thực hiện hành vi rải đinh ra đường gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện giao thông bị áp dụng mức phạt sau:
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
– Nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
– Thu dọn đinh và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Những vi phạm bị CSGT phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản
Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”
Như vậy, những trường hợp vi phạm trận tự ATGT đường bộ quy định tại Nghị định 100; quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ; mà không cần phải lập biên bản vi phạm.
Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông, có 16 lỗi bị phạt tại chỗ; không lập biên bản theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường; Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;…
Không ký biên bản vi phạm giao thông là không cần phải nộp phạt?
Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thì:
“Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.”
Như vậy, dù người vi phạm, đại điện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì vẫn phải nộp phạt vì biên bản đó sẽ được làm chứng bởi đại diện chính quyền cấp xã hoặc người chứng kiến xác nhận.. Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định nào về việc không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online
Quy định pháp luật về thời gian lái xe để tránh ngủ gật gây tai nạn như thế nào?
Khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ quy định: “Không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ”.
Cụ thể hơn, tại Điều 5 của Thông tư 09/2015/TT-BGTVT quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô quy định:
Về phương pháp tính toán vi phạm
* Tính toán vi phạm thời gian lái xe liên tục
– Thời gian lái xe liên tục của một người lái xe được xác định kể từ khi người lái xe bắt đầu điều khiển phương tiện (xe bắt đầu chạy) đến khi xe dừng, đỗ từ 15 phút trở lên hoặc thay đổi lái xe;
– Vi phạm thời gian lái xe liên tục được xác định khi người lái xe điều khiển phương tiện liên tục từ 04 giờ trở lên nhưng không dừng, đỗ xe tối thiểu 15 phút.
* Tính toán vi phạm thời gian làm việc của lái xe trong ngày
Vi phạm thời gian làm việc của lái xe trong ngày được xác định khi tổng thời gian lái xe trong ngày làm việc vượt quá 10 giờ.
Xử phạt hành chính về thời gian lái xe như thế nào?
Theo Nghị định 100/2019 xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực GTĐB, thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 3-5 triệu đồng đối vơi hành vi:
– Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Giao thông đường bộ, cụ thể là tổng thời gian lái xe quá 10 giờ/ngày và lái xe liên tục từ 4 giờ trơ lên không dừng đỗ.
Tuy nhiên, xét hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của hành vi vi phạm của tài xế thì cơ quan tố tụng có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra xử lý người vi phạm theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” với mức phạt tù có thể lên tới 15 năm tù giam.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
- Mức xử phạt đối với lỗi lùi xe không đúng quy định là bao nhiêu?
- Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định bị xử lý thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Rải đinh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông bị phạt thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tai nạn giao thông hay còn gọi là va chạm giao thông được hiểu là những sự va chạm, gây thương tích; hoặc gây nguy hiểm xảy ra khi một phương tiện va chạm; có thể là va chạm với một phương tiện khác, người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường; hoặc vật cản khác, như cây, cột điện hoặc tòa nhà.
Phạt nóng là hình thức phạt ngay sau khi vi phạm giao thông; bạn bị CSGT phát hiện vi phạm và được lập biên bản tại nơi vi phạm. Hình thức phạt này phải đóng tiền ngay sau đó; bên cơ quan CSGT sẽ thu giữ các giấy tờ lái xe của người vi phạm. Mọi người đến cơ quan CSGT để nộp phạt lấy lại giấy tờ; hoặc chọn nộp phạt qua bưu điện sau đó giấy tờ cũng được chuyển về tận nhà qua bưu điện.