Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước; và việc thu thuế có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội; vì vậy nên ngày nay các quốc gia; đều thực hiện nguyên tắc là thuế do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đặt ra hoặc bãi bỏ. Do thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách; nên người nộp thuế không được tự lựa chọn có thực hiện hay không thực hiện mà đây là nghĩa vụ; và trách nhiệm theo quy định. Vậy quyền và trách nhiệm của người nộp thuế là gì?
Mời bạn đọc cùng luật sư 247 tìm hiểu về Quyền và trách nhiệm của người nộp thuế theo quy định pháp luật?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thuế là gì?
Thuế là một khoản thu bắt buộc; không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối vối các tổ chức và cá nhân; nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu của Nhà nước về những lợi ích chung cho toàn xã hội. Ngoài ra thuế còn được hiểu là khoản phí tài chính bắt buộc cho cá nhân; hoặc là pháp nhân phải trả cho một tổ chức chính phủ; nhằm tài trợ cho các khoản chi tiêu công.
Từ định nghĩa trên; ta có thể rút ra một số đặc điểm của thuế như sau:
- Là khoản duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng cũng như các nhiệm vụ công của Nhà nước.
- Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế.
- Thuế thực hiện trên nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp.
1 số loại thuế phổ biến ở Việt Nam hiện nay như:
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế sử dụng đất
Quyền và trách nhiệm của người nộp thuế là gì
Căn cứ Điều 2 Luật quản lý thuế; Người nộp thuế bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
Để nộp thuế; người nộp thuế cần tiến hành đăng ký mã số thuế cá nhân để thực hiện việc kê khai; nộp thuế; hoàn thuế; hoặc phục vụ cho công việc của cá nhân.
Quyền và trách nhiệm của người nộp thuế có nghĩa là những quyền lợi mà người nộp thuế được hưởng khi thực hiện việc nộp thuế như: Hỗ trợ hướng dẫn việc nộp thuế; hay có quyền khởi kiện;… Và trách nhiệm có thể được hiểu là nghĩa vụ mà người nộp thuế cần tuân thủ trong quá trình thực hiện nộp thuế như: sử dụng mã số thuế đúng quy định; khai thuế trung thực đầy đủ;…
Từ vai trò ý nghĩa quan trọng của thuế; ta nhận thấy nộp thuế là quyền và trách nhiệm của người nộp thuế. Cụ thể dưới đấy sẽ đi phân tích quyền và trách nhiệm của người nộp thuế như thế nào?
Quyền và trách nhiệm của người nộp thuế
Quyền trước khi nộp thuế
Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ; quyền lợi về thuế.
Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra; kiểm tra; kiểm toán.
Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng; chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Quyền khi nộp thuế
Được giữ bí mật thông tin; trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế; theo quy định của pháp luật.
Hưởng các ưu đãi về thuế; hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế; số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.
Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế; đại lý làm thủ tục hải quan.
Được nhận quyết định xử lý về thuế; biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.
Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Được tra cứu, xem; in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định pháp luật.
Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan; tổ chức có liên quan.
Quyền khác
Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Trách nhiệm đăng ký, kê khai
Thực hiện đăng ký thuế; sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế; khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại; giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại; tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý; sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế; công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm khác
Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin; phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế; thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin; Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế; hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.
Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế; áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.
Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai; cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế; bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia; vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
- Thế nào là trốn thuế, gian lận thuế?
- Chuyển nhượng nhà đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Cho thuê nhà có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Như vậy; có 14 quyền của người nộp thuế được quy định tại Điều 16 Luật quản lý thuế; và có 13 trách nhiệm người nộp thuế cần quan tâm; quy định tại Điều 17 Luật quản lý thuế.
Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
– Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
– Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
– Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
– Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
– Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
– Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Căn cứ khoản 27 Điều 3 Luật quản lý thuế; trường hợp bất khả kháng bao gồm:
– Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
– Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.
Thông tin người nộp thuế là thông tin về người nộp thuế và thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế do người nộp thuế cung cấp; do cơ quan quản lý thuế thu thập được trong quá trình quản lý thuế.