Trong hoạt động bảo hiểm; nguyên tắc quyền lợi bảo hiểm là nguyên tắc hàng đầu; là nguyên tắc chỉ ra rằng bên mua bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi được bảo hiểm hay lợi ích được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Hãy cùng chúng tối tìm hiểu các nội dung liên quan qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Văn bản hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm tài sản là gì?
Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội kéo theo bảo hiểm cũng ngày càng khẳng định được chỗ đứng trong hoạt động của con người bởi rủi ro nhiều hơn và các nhu cầu về an toàn cũng lớn hơn. Bảo hiểm tài sản là một loại bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm phi nhân thọ.
Như vậy; bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm cho các đối tượng là tài sản; bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Có thể thấy bảo hiểm tài sản là kết quả tất yếu của một nền kinh tế phát triển, trước nhu cầu bảo về bản thân, tài sản cũng như rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là gì?
Bảo hiểm tài sản được hình thành từ nhu cầu bảo vệ quyền lợi tài chính của chủ sở hữu tài sản; hay người đang chiếm hữu và sử dụng hợp pháp tài sản đó.
Do đó; muốn doanh nghiệp bảo hiểm gánh chịu tổn thất tài chính cho bên mua, thì bên mua phải có quyền lợi vật chất đối với tài sản bảo hiểm; và phải gánh chịu tổn thất khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Như vậy; quyền lợi có thể được bảo hiểm của một người; hoặc tổ chức đối với tài sản được xem là đối tượng được bảo hiểm bao gồm quyền sở hữu tài sản, quyền chiếm hữu; quyền sử dụng, quyền tài sản. Nói cách khác bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm nghĩa là tồn tại một số quan hệ được pháp luật công nhận giữa bên mua bảo hiểm với đối tượng bảo hiểm.
Quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản trên thực tế
Quyền sở hữu đối với tài sản
Bộ luật dân sự năm 2015 xác định nội dung của quyền sở hữu gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng; và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng khi một người có quyền sở hữu đối với tài sản họ có ba quyền năng đối với tài sản đó bao gồm quyền chiếm hữu; quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản tổ chức cá nhân được phép chuyển giao những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản sang doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc mua bảo hiểm cho tài sản. Bởi vì chủ sở hữu phải chịu mọi rủi ro đối với tài sản của mình.
Như vậy; nếu một người không có quyền sở hữu đối với tài sản; và không được chủ sở hữu tài sản cho phép thì không được phép mua bảo hiểm cho tài sản đó.
Quyền chiếm hữu đối với tài sản
Quyền chiếm hữu là một quyền năng của quyền sở hữu cụ thể; Điều 186 bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được thực hiện việc quản lý; năm giữ tài sản theo ý chí của mình trong giới hạn mà pháp luật cho phép.
Người chiếm hữu tài sản có thể là chủ sở hữu tài sản; nhưng cũng có thể không phải chủ sở hữu tài sản đó. Người khác có thể được chiếm hữu tài sản khi được chủ sở hữu cho phép thông qua việc ủy quyền hoặc giao dịch dân sự; theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên; người được chủ sở hữu ủy quyền chỉ được phép thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó theo trong thời hạn. Như vậy; ngoài chủ sở hữu tài sản thì chủ thể thứ hai được phép mua bảo hiểm cho tài sản chính là người được chủ sở hữu ủy quyền.
Quyền sử dụng đối với tài sản
Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi; lợi tức từ tài sản Điều 189 BLDS năm 2015.
Trong bảo hiểm tài sản; quyền sử dụng của chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng được coi là quyền lợi có thể bảo hiểm.
Theo đó; người có quyền sử dụng cho dù có phải là chủ sở hữu của tài sản đó hay không trong quá trình sử dụng cũng có thể gặp những rủi ro nhất định. Với người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng; nếu làm tổn thất, mất mát hay hư hỏng tài sản thì sẽ có trách nhiệm phải bồi thường cho chủ sở hữu.
Như vậy; khi tài sản bị thiệt hại với tư cách là người sử dụng họ phải gánh chịu tổn thất xảy ra đối với tài sản; vì vậy họ được quyền mua bảo hiểm cho tài sản để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Quyền định đoạt đối với tài sản
Điều 192 BLDS năm 2015 quy định quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu; từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy đối với tài sản.
Việc định đoạt tài sản có thể định đoạt số phận thực tế của các vật; làm chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản; như huỷ bỏ, tiêu dùng hết; hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật; hoặc bằng hành vi pháp lý.
Thông thường chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản đó; người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác trong trường hợp được chủ sở hữu uỷ quyền; hoặc trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.
Như vậy; thông thường chính chủ sở hữu của tài sản là người được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản. Chủ sở hữu có thể mua bảo hiểm cho tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình ngay cả khi đã chuyển giao quyền chiếm hữu; hay sử dụng cho người khác nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình sở hữu tài sản.
Mời bạn đọc xem thêm
Quyền lợi của người nước ngoài khi tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
Thủ tục thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm tài sản chính là sự chia sẻ rủi ro có điều kiện giữa những người gặp rủi ro và cộng đồng. Bảo hiểm tài sản là hoạt động nhằm khắc phục hậu quả rủi ro; giúp cho bên được bảo hiểm trở về trạng thái tài chính ban đầu. Việc bồi thường bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm giúp người được bảo hiểm khắc phục được những khó khăn về tài chính; không rơi vào tình trạng kiệt quệ về vật chất và tinh thần
Quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường. Bồi thường chính là một vấn đề trọng tâm trong quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Và trách nhiệm trả tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm giới hạn trong phạm vi giá trị của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm; và nơi xảy ra tổn thất.
Để có thể được bảo hiểm tài sản khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra; thì bên mua bảo hiểm phải chứng minh được quyền lợi được bảo hiểm là các quyền của chủ sở hữu được chiếm hữu; định đoạt với tài sản đó. Người mua bảo hiểm phải chứng minh được quyền định đoạt đối với tài sản; và tổn thất xảy ra với tài sản chính họ phải gánh chịu.