Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm là một trong các quyền con người. Quy định mới nhất về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hiện nay như thế nào?
Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp 2013
- Bộ luật Dân sự 2015
- Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một trong các quyền con người của công dân Việt Nam được pháp luật quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm là gì?
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là các quyền lợi hợp pháp và chính đáng của công dân Việt Nam được Nhà nước bảo đảm bằng các biện pháp sức mạnh của mình. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Hiện pháp nước ta quy định:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm thân thể của người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Mọi việc làm xâm hại đến ính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm là điều bao nhiêu?
Hiện nay các quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được quy định chi tiết và cụ thể qua Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Cụ thể:
- Hiến pháp 2013
Điều 19 Hiến pháp năm 2013, “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.
Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Như vậy tất cả mọi cá nhân đều được đảm bảo quyền lợi về bất khả xâm phạm đến thân thể của mình, không có bất cứ ai có quyền được xâm hại các quyền lợi đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác dưới mọi hình thức.
- Bộ luật Dân sự 2015
Tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể công dân như sau: “ Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể”. Tính mạng con người vô cùng quan trọng, trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, bất cứ cá nhân nào cũng có quyền được bảo hộ một cách tối đa nhất có thể, không ai có quyền xâm phạm, xâm hại đến tính mạng, thân thể hay về sức khỏe. Dù là những hành vi do lỗi cố ý hay lỗi vô ý mà gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con người đều sẽ phải chịu những trách nhiệm nhất định trước người bị thiệt hại và trước pháp luật.
- Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Bộ luật Hình sự năm 2015 dành riêng Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, liên quan đến trách nhiệm hình sự của một cá nhân có dấu hiệu tội phạm. Theo đó khi xét thấy một cá nhân có yếu tố cấu thành dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện việc giữ người khi vào hoàn cảnh khẩn cấp, toàn bộ quá trình bắt, tạm giam, tạm giữ bất cứ cá nhân nào cũng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa gì?
- Đối với con người tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quí giá nhất. Mọi việc làm xâm hại đến thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội và đều xử phạt nghiêm khắc.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con ngưòi và là quyền quan trọng nhất và đáng quí nhất của mỗi công dân.
- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải theo qui định của pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự của người khác.
- Mỗi người phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Đồng thời bảo vệ quyền của mình, phê phán tố cáo những việc làm sai trái với qui định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động
- Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không?
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định mới nhất về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, xin xác nhận độc thân … của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị xử phạt hành chính. Mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng cho cá nhân. Riêng đối với pháp nhân, mức phạt là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.