Quy định về xả nước thải sinh hoạt như thế nào?

17/03/2023
Quy định về xả nước thải sinh hoạt
236
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi đang cư trú tại quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh, từ các vấn nạn về xả nước thải sinh hoạt ra ngoài đường, cầu cống gây ô nhiễm môi trường tại nơi tôi sống đã không còn xa lạ và mức độ ngày càng nặng nề hơn. Hệ lụy của vấn nạn này là xóm tôi đi khám sức khỏe thì phát hiện điều có bệnh về hô hấp do ở trong môi trường ô nhiễm quá lâu. Không biết hiện nay nhà nước quy định về xả nước thải sinh hoạt như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 80/2014/NĐ-CP

Xử lý nước thải sinh hoạt là gì?

Xử lý nước thải sinh hoạt là quá trình loại bỏ các chất bẩn, chất gây ô nhiễm môi trường sinh ra từ những hoạt động hàng ngày của con người bao gồm chất thải hữu cơ và các chất thải vô cơ. Việc loại bỏ này nhằm hai mục đích là giảm thiểu ô nhiễm ra môi trường và đồng thời tái sử dụng nguồn nước tránh lãng phí tài nguyên nước ngọt.

Hiện nay nước thải đến từ quá trình sinh hoạt được chia thành hai nguồn chính:

  • Đến từ các sản phẩm sử dụng cho quá trình sinh hoạt của con người như dầu mỡ, các chất tẩy rửa, cặn bẩn từ nấu ăn, giặt quần áo,…
  • Nguồn thứ hai là chất thải đến từ hệ bài tiết của con người.

Nguyên tắc chung quản lý thoát nước và xử lý nước thải

  1. Dịch vụ thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung là loại hình hoạt động công ích, được Nhà nước quan tâm, ưu tiên và khuyến khích đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước và xử lý nước thải, bảo đảm phát triển bền vững.
  2. Người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm; nguồn thu từ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải phải đáp ứng từng bước và tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thoát nước.
  3. Nước mưa, nước thải được thu gom; nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
  4. Nước thải có tính chất nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải ngay hại và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  5. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ, được duy tu, bảo dưỡng. Ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương. Thoát nước và xử lý nước thải phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
  6. Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước có liên quan đến kết cấu hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ và hoàn trả nguyên trạng hoặc khôi phục lại nếu làm hư hỏng công trình giao thông.
  7. Các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến hệ thống thoát nước phải có phương án bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định hệ thống thoát nước.
  8. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.

Thực trạng về xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

Nước thải sinh hoạt chiếm một tỉ trọng rất lớn trong các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải sinh hoạt không chỉ là nước của người dân sinh sống mà còn là ở địa điểm làm việc, những trung tâm thương mại giải trí.

Trên thực tế hiện nay, do tình trạng dân cư ngày càng đông đúc dẫn đến việc kiểm soát nước thải ra môi trường ngày càng khó khăn.

Một khi những chất thải trong nước sinh hoạt này đổ tràn lan ra môi trường sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến sông ngòi, kênh rạch ở phạm vi hẹp và rộng lớn hơn, điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và tác động trở lại sức khỏe của người dân.

Chính vì những lý do đó mà nhiều năm gần đây, nhà nước bắt đầu ban hành những quy định chặt chẽ hơn để kiểm soát việc xử lý nước thải sinh hoạt. Một số điều lệ này được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2014, nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.

Quy định về xả nước thải sinh hoạt

Quy định về xả nước thải sinh hoạt
Quy định về xả nước thải sinh hoạt

Nhìn chung, những quy định này xoay quanh một số vấn đề như: nguyên tắc chung về xử lý nước thải; quy định chuẩn kỹ thuật về nước thải; quản lý, sử dụng nước thải sau xử lý; xác định hàm lượng chất ô nhiễm trong nước….

Theo đó, nước thải công nghiệp cần phải tuân thủ những quy định hiện hành về quản lý thoát nước công nghiệp. Nước thải từ các hộ dân cư phải tuân thủ các quy định quản lý hệ thống nước ở địa phương.

Theo nội dung từ Nghị định 80/2014/NĐ-CP và Luật bảo vệ môi trường 2014 có thể điểm qua một số điểm nổi bật về những quy định này như sau:

Các loại hình phạt

Đối tượng áp dụng của những quy định chung này bao gồm: cơ sở công cộng, dịch vụ, khu vực dân cư, khu chung cư, doanh trại lực lượng vũ trang, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có xả nước thải sinh hoạt ra ngoài môi trường…

Những loại hình phạt cho các trường hợp vi phạm quy định về xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm phạt tiền và phạt tù. Theo đó, việc gây ô nhiễm sẽ tương ứng với việc người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm theo số tiền tương ứng với hành vi của mình dựa trên quy định của pháp luật. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tù theo quy định của pháp luật.

Về các mức phạt

Mức xử phạt cho các trường hợp vi phạm quy định về xử lý nước thải sinh hoạt dao động từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy thuộc vào số lần bị vượt tiêu chuẩn chất thải của chủ thể.

Khi việc xả nước thải này ở một số lượng lớn và tỉ lệ chất độc hại cao hơn, gây ra nhiều tổn hại trầm trọng đến môi trường thì chủ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu án phạt lên đến 100 triệu hoặc từ 1 đến 5 năm tù giam.

Tầm quan trọng của việc tuân thủ những quy định về xử lý nước thải sinh hoạt

Những quy định về nước thải sinh hoạt đã được cơ quan có thẩm quyền đưa ra nhằm hướng tới một môi trường sống lành mạnh, sạch đẹp. Mỗi cá nhân, đơn vị phải tìm hiểu và thực hiện đúng để không phạm những sai lầm và phải thực hiện phạt tiền, phạt tù theo quy định. Việc tuân thủ theo những quy định đã được nghiên cứu cẩn thận này còn là góp phần vào công cuộc xây dựng môi trường sống tốt đẹp nói chung và bảo vệ sức khỏe của bản thân mình nói riêng.

Quy định quy chuẩn kỹ thuật về nước thải

  1. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
  2. Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý môi trường khu công nghiệp và các quy định của cơ quan quản lý thoát nước trong khu công nghiệp.
  3. Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống thoát nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn tập trung và các quy định quản lý hệ thống thoát nước địa phương.
  4. Nước thải từ các hộ thoát nước, khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống thoát nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật nước thải xả vào hệ thống thoát nước đô thị.
  5. Trường hợp nước thải xử lý phi tập trung, căn cứ vào khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý phi tập trung xả vào nguồn tiếp nhận để áp dụng phù hợp với giải pháp xử lý nước thải với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, đáp ứng được mức độ cần thiết làm sạch nước thải, thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
  6. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo các quy chuẩn xả vào hệ thống công trình thủy lợi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về xả nước thải sinh hoạt” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quản lý cao độ có liên quan đến thoát nước được quy định như thế nào?

a) Cao độ nền đô thị được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng theo hệ cao độ chuẩn quốc gia phải bảo đảm yêu cầu tiêu thoát nước mưa, nước thải và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cơ quan quản lý về quy hoạch xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm quản lý và cung cấp các thông tin về cao độ nền đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
c) Các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ cao độ nền đô thị đã được cung cấp;
d) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp giữa cao độ thiết kế công trình xây dựng và cao độ nền đô thị.
Quản lý cao độ của hệ thống thoát nước:
Đơn vị thoát nước có trách nhiệm:
a) Xác định và quản lý cao độ mực nước các hồ điều hòa, kênh mương thoát nước nhằm bảo đảm tối đa khả năng tiêu thoát, điều hòa nước mưa, chống úng ngập và bảo vệ môi trường;
b) Quản lý cao độ các tuyến cống chính và cống thu gom nước thải, nước mưa;
c) Cung cấp cao độ của hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý các sông, hồ, kênh mương có liên quan đến việc thoát nước đô thị có trách nhiệm phối hợp

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thoát nước ra sao?

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị thoát nước trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, quần chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân bảo vệ công trình thoát nước và chấp hành các quy định của pháp luật về thoát nước.
Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp Luật về thoát nước.

Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải?

Hiệu quả xử lý của công nghệ: Đảm bảo mức độ cần thiết làm sạch nước thải, có tính đến khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.
Tiết kiệm đất xây dựng.
Quản lý, vận hành và bảo dưỡng phù hợp với năng lực trình độ quản lý, vận hành của địa phương.
Chi phí đầu tư hợp lý trong đó tính đến cả sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.
Phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn của khu vực và khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.
An toàn và thân thiện với môi trường
Có khả năng mở rộng về công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai.
Đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự thay đổi bất thường về chất lượng nước đầu vào, thời tiết và biến đổi khí hậu.
Mức độ phát sinh và xử lý bùn cặn.
Tiết kiệm năng lượng, có khả năng tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các tiêu chí lựa chọn cho phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.