Quy định về tội phạm về kinh tế chức vụ như thế nào?

15/11/2022
Quy định về tội phạm về kinh tế chức vụ như thế nào?
315
Views

Xin chào Luật sư 247. Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ án hình sự kinh tế được điều tra, điều này nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Tôi thấy rằng từ thực tế các vụ án hình sự kinh tế thì các bị can trước khi bị khởi tố là người có chức vụ, quyền hạn nhất định. Vậy tôi có thắc mắc rằng quy định về tội phạm về kinh tế chức vụ như thế nào? Các loại tội phạm kinh tế theo luật hình sự ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tội phạm kinh tế là gì?

Hiện nay, Bộ luật Hình và các văn bản hướng dẫn chưa có định nghĩa cụ thể về tội phạm kinh tế. Tuy nhiên dựa theo định nghĩa tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì có thể hiểu như sau:

Tội phạm kinh tế chức vụ là tội phạm gây ra nguy hại cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, gây ra thiệt hại cho đất nước, tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp luật về quản lý. 

Đặc biệt, tội phạm kinh tế chức vụ luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Quy định về tội phạm về kinh tế chức vụ như thế nào?

Theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm kinh tế được quy định tại Chương XVIII và chia thành 3 mục với các tội danh được xếp theo các nhóm tương ứng từng tội danh. Cụ thể như sau:

Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại

Các tội phạm này được đề cập từ Điều 188 đến Điều 199 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể: 

– Tội buôn lậu (Điều 188)

– Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)

– Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190)

– Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191)

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192)

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195)

– Tội đầu cơ (Điều 196)

– Tội quảng cáo gian dối (Điều 197)

– Tội lừa dối khách hàng (Điều 198)

– Tội vi phạm quy định về cung ứng điện (Điều 199)

Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm

Các tội phạm này được đề cập từ Điều 200 đến Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể: 

– Tội trốn thuế (Điều 200)

– Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201)

– Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả (Điều 202)

Quy định về tội phạm về kinh tế chức vụ như thế nào?
Quy định về tội phạm về kinh tế chức vụ như thế nào?

– Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)

– Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 204)

– Tội lập quỹ trái phép (Điều 205)

– Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng (Điều 206)

– Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207)

– Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác (Điều 208)

– Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209)

– Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210)

– Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211)

– Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212)

– Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213)

– Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214)

– Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215)

– Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216)

Các tội phạm kinh tế khác xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế

Các tội phạm này được đề cập từ Điều 217 đến Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể: 

– Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217)

– Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218)

– Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219)

– Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220)

– Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221)

– Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222)

– Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223)

– Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224)

– Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225)

– Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226)

– Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227)

– Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 228)

– Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229)

– Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230)

– Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 231)

– Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232)

– Tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233)

– Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234)

Mức hình phạt cao nhất của các tội danh thuộc danh mục tội phạm kinh tế là tử hình, cho thấy sức răn đe nghiêm khắc của pháp luật dành cho loại tội phạm này.

Tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Đó là tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 

Theo đó, gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm.

Với hành vi này, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng như sau: 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định về tội phạm về kinh tế chức vụ như thế nào?”. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý các vấn đề về thành lập cty… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Đặc trưng của tội phạm kinh tế là như thế nào?

Thấy rằng mỗi giai đoạn kinh tế khác nhau thì tội phạm kinh tế cũng có những đặc điểm nền kinh tế lúc bấy giờ. Tội phạm kinh tế phụ thuộc vào các chính sách kinh tế, công cụ quản lý kinh tế, cơ chế vận hành nền kinh tế của quốc gia trong giai đoạn đó. Khi có chính sách kinh tế mới ra đời, đời sống kinh tế – xã hội xuất hiện một quy định mới, sẽ nảy sinh những hành vi phạm tội kinh tế mới tương ứng.  Các đối tượng phạm tội luôn “tránh né” các chính sách, công cụ và cơ chế quản lý kinh tế. Sự “tránh né” này được thực hiện trên cơ sở am hiểu chính sách, nắm vững công cụ, cơ chế quản lý kinh tế và thành thạo trong tổ chức thực hiện hành vi phạm tội tế.

Phân loại các nhóm tội phạm kinh tế chức vụ thế nào?

1) Nhóm tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như tội buôn lậu, tội vận chuyển hàng hóa trái phép , tội sản xuất buôn bán hàng cấm ,….
2) Nhóm các tội trong lĩnh vực thuế tài chính , ngân hàng ví dụ như tội trốn thuế, tội cho vay lặng lãi trong lĩnh vực dân sự….
3) Nhóm tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế như tội vi phạm quy định về cạnh tranh, vi phạm quy định về bán đấu giá,……

Các văn bản quy định tội phạm về kinh tế theo thời gian như thế nào?

Xét theo trình tự thời gian, có thể liệt kê các văn bản quy định tội phạm về kinh tế sau:
1) Sắc luật số 01 năm 1957 quy định tội đầu cơ;
2) Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa năm 1970 quy định tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa và tội vi phạm chế độ tem phiếu dùng vào việc phân phối tài sản xã hội chủ nghĩa;
3) Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970 quy định tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng;
4) Pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng năm 1972; 5) Sắc luật số 03 năm 1976 (trong đó có điều luật quy định tội kinh tế).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.