Theo quy định pháp luật, hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích sẽ thuộc ngân sách nhà nước. Vậy thực chất quy định về thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Thông tư 344/2016/TT-BTC.
Khái niệm về hoa lợi
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về hoa lợi như sau: “Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại”.
Hoa lợi là sản vật (vật mới) tạo thành do sự phát triển tự nhiên có tính chất hữu cơ thu được từ vật ban đầu, từ trồng trọt hoặc từ chăn nuôi như quả của cây, trứng do gia cầm đẻ ra…
Theo nguyên tắc, chủ sở hữu vật ban đầu là chủ sở hữu đối với hoa lợi, nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không quy định khác.
Quyền hưởng hoa lợi thuộc về ai?
Điều 224 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 224. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức
Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó”.
Căn cứ theo quy định trên thì người xác lập hoa lợi bao gồm:
- Chủ sở hữu;
- Người sử dụng tài sản.
Theo đó chủ sở hữu, người sử dụng tài sản xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo sự thỏa thuận giữa các bên, hoặc theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm thu được hoa lợi từ tài sản.
Đối với quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền hưởng hoa lợi, lợi tức có hiệu lực.
Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
Quy định của pháp luật dân sự về hoa lợi
Căn cứ vào sự phát triển tự nhiên của tài sản và căn cứ vào việc khai thác và sử dụng tài sản để có được những lợi ích vật chất nhất định thì pháp luật dân sự hiện hành quy định quy định về hoa lợi cụ thể như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Trong quan hệ xã hội từ “hoa lợi” còn có thể được gọi là “quả thực”. Vì vậy “hoa lợi’ hay “quả thực” của một tài sản (vật chủ) theo một quy luật sinh học tự nhiên và có định kỳ sẽ phát sinh một sản vật mới.
Theo quy định của pháp luật, việc xác định hoa lợi thuộc quyền sở hữu của ai hay ai có quyền thụ hưởng phần hoa lợi từ tài sản, còn cần phải xác định theo những quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi.
Những quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về việc xác định quyền hưởng hoa lợi từ tài sản tại các như sau:
- Điều 231 về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc;
- Điều 232 về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc;
- Điều 236 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
- Điều 291 về hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán.
Quy định về thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích
Khoản 2 Điều 3 Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định thu ngân sách xã được hưởng bao gồm các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý:
- Thu ngân sách xã gồm các khoản thu phân cấp cho ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
- Đối với khoản thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác, xã không được đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã các năm sau; trường hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân xã, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khóa sau, trừ trường hợp thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nguồn thu của ngân sách xã có hoa lợi công ích không?
Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn ngân sách bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. Căn cứ nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã quy định tại Điều 4 Thông tư 344/2016/TT-BTC, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phân cấp cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản thu sau đây:
- Các khoản phí, lệ phí giao cho xã tổ chức thu theo quy định;
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác do xã quản lý theo quy định của pháp luật;
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã thực hiện;
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc xã xử lý theo quy định của pháp luật, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;
- Các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã;
- Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
- Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trước chuyển sang;
- Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoa lợi công sản là một trong những nguồn thu của ngân sách xã.
Có thể bạn quan tâm:
- Khái niệm góp vốn bằng quyền sử dụng đất là gì?
- Các trường hợp không được góp vốn,mua cổ phần vào công ty
- Phân loại cổ tức và quy trình trả lợi nhuận cổ tức trong công ty cổ phần
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên, mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội hay tìm hiểu về thủ tục, gia hạn thời gian sử dụng đất, làm sổ đỏ trên đất người khác… Quý khách vui lòng liên hệ Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 thì đất công ích được hiểu là quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất như sau:
– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013 bao gồm:
+ Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
+ Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
+ Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
+ Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
+ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.
+ Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, đối với người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất công ích được quy định theo khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của UBND cấp tỉnh;
– Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng;
– Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.