Quy định về khám xét người như thế nào?

08/08/2022
Quy định về khám xét người
320
Views

Dạ thưa Luật sư, tôi có người nhà vừa bị cơ quan đến khám xét người nhưng không có lệnh khám xét. Cho tôi hỏi, việc làm như vậy có đúng với quy định pháp luật không? Và hãy cho tôi biết pháp luật đã quy định như thế nào về khám xét người. Xin cảm ơn!

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn ngay qua bài viết dưới đây. Mời bạn đón đọc để hiểu rõ pháp luật quy định về khám xét người nhé!

Căn cứ pháp lý

Khái niệm khám xét người là gì?

Khám người là tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án do Điều tra viên tiến hành khi có căn cứ để nhận định có trong người đối tượng bị khám. Khám người là biện pháp cưỡng chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân nên pháp luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ.

Như vậy, khám người là việc tiến hành tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo, kể cả phương tiện đi lại của họ nhằm phát hiện và thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Căn cứ để thực hiện việc khám xét người

Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này như sau: 

“1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”

Như vậy, việc khám xét người chỉ được thực hiện khi có căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Quy định về việc khám xét người

Người bị khám có thể là bị can; người bị bắt trong các trường hợp: khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang; người đang bị truy nã hoặc người có mặt tại nơi khám xét khi có căn cứ cho rằng người đó đang giấu trong người đồ vật cần thu giữ. Trình tự thủ tục khám người được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Khám xét người thường được tiến hành theo hai bước: Khám xét sơ bộ và khám xét chi tiết.

Khám xét sơ bộ được tiến hành ngay sau khi bắt đối tượng nhằm mục đích tước vũ khí, chất độc và thu giữ vật chứng dễ tìm. Khi khám xét đối tượng bị bắt, cần kiểm tra ở khu vực xưng quanh, đề phòng trường hợp đối tượng tẩu tán vũ khí, đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án ra những nơi đó. Chỉ khi nào có căn cứ để khẳng định chắc chắn người bị bắt đã bị tước hết vũ khí, chất độc mới giải về nơi giam giữ.

Khám xét chi tiết phải được tiến hành ở nơi kín đáo như trụ sở cơ quan điều tra, một căn phòng, ngôi nhà nào đó và không để những người không có ttách nhiệm có mặt tại nơi này nhằm bảo đàm an toàn cho cuộc khám xét, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét

Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

“Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến” .

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bố trí sổ lượng cán bộ khám xét cho phù hợp. Thông thường, khi khám xét một đối tượng thì một người trực tiếp khám xét và một người bảo vệ. Khi cần khám xét nhiều đối tượng thì số lượng cán bộ trực tiếp khám xét và bảo vệ cuộc khám xét cần ở mức độ đủ để hoạt động khám xét được tiến hành an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Khi khám xét đối tượng nguy hiểm cần có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, đề phòng đối tượng chạy trốn, hành hung, tấn công lại cán bộ khám xét.

Khám người được tiến hành theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Khi khám xét phải yêu cầu đối tượng đứng im, không được động đậy, không được bỏ tay vào túi quần, để mọi đồ vật, tài liệu có ở trong người lên mặt bàn.

Có thể yêu cầu đối tượng cởi hết quần, áo đang mặc, giày, dép đang đi để đưa cho cán bộ khám xét. Trong trường hợp này, cần đưa cho họ một bộ quần áo khác hoặc một mảnh vải để che người, cần khám kỹ ở những nơi có hai lần vải hoặc dưới đế giày, dép, đề phòng trường hợp đối tượng sử dụng những nơi đó làm nơi cất giấu những đồ vật, tài liệu có kích thước nhỏ như tiền, vàng, chất độc, giấy tờ, tài liệu …

Khi đối tượng đã cởi hết quần áo thì bắt đầu khám thân thể của họ. Cần khám kỹ ở những nơi kín đáo trên cơ thể, trong các lỗ tự nhiên.

Đối với những đồ vật mang theo người như va ly, ví, cặp, hòm… và những phương tiện đi lại cũng cần được xem xét ti mỉ. Chú ý khám cả trong và ngoài, đề phòng trường hợp đối tượng sử dụng va ly, hòm hai đáy; cặp, túi hai thành…

Khi khám xét người phải tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị khám. Không được có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức khi khám xét.

Ai có thẩm quyền ra lệnh khám xét người?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét cụ thể như sau:

“1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, những người sau đây là người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người:

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

– Những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Lưu ý: lệnh khám xét của những người này và người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

– Trong trường hợp khẩn cấp thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét người:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

+ Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Quy định về khám xét người
Quy định về khám xét người

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định về khám xét người”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào người dân bị khám người theo thủ tục hành chính?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Khám người theo thủ tục hành chính bao gồm những nguyên tắc nào?

– Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay.
– Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết.
– Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
– Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản.
– Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.

Cơ quan nào có thẩm quyền khám người theo thủ tục hành chính

– Những người sau đây có thẩm quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
+ Trưởng Công an cấp huyện;
+ Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
+ Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
+ Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
+ Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
+ Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
+ Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
+ Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
– Ngoài ra, trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, ngoài những người trên, thì những người sau đây đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người:
+ Chiến sĩ cảnh sát nhân dân;
+ Cảnh sát viên cảnh sát biển;
+ Chiến sĩ bộ đội biên phòng;
+ Kiểm lâm viên;
+ Công chức hải quan;
+ Kiểm soát viên thị trường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.