Quy định về cấp chứng chỉ năng lực xây dựng năm 2022 như thế nào?

13/07/2022
Quy định về cấp chứng chỉ năng lực xây dựng năm 2022 như thế nào?
711
Views

Tổ chức muốn tham gia hoạt động xây dựng trên toàn bộ quốc gia Việt Nam cần có chứng chỉ năng lực xây dựng. Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đánh giá năng lực của các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng thông qua chứng chỉ năng lực xây dựng. Để tìm hiểu về chứng chỉ này được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ ra sao?  Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về “Quy định về cấp chứng chỉ năng lực xây dựng năm 2022 như thế nào?” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp. Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

Khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) quy định: Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.

Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực các hạng còn lại.

Trường hợp nào không cần chứng chỉ năng lực xây dựng?

Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định một số hoạt động, lĩnh vực không bắt buộc phải có như:

Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực; một dự án

Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình

Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình

Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này

Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép xây dựng

Quy định về cấp chứng chỉ năng lực xây dựng năm 2022 như thế nào?

Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, tổ chức hoạt động xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu. Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của mình.

Quy định về cấp chứng chỉ năng lực xây dựng năm 2022 như thế nào?
Quy định về cấp chứng chỉ năng lực xây dựng năm 2022 như thế nào?

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

(2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập (phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý);

(3) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình) (phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý);

(4) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc (phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý);

(5) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực (phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý);

(6) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II) (phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý);

(7) Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II) (phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý);

Các tài liệu theo quy định tại các điểm (2), (3), (4), (5), (6) và (7) phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

Trình tự thực hiện

– Phương thức nộp: Người nộp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

– Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.

– Kết quả: Chứng chỉ năng lực xây dựng. Trường hợp có sự thiếu sót về hồ sơ sẽ có thông báo về việc bổ sung, thay đổi.

Sau khi hoàn thành việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, doanh nghiệp được kinh doanh hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng.

Tải xuống mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về cấp chứng chỉ năng lực xây dựng năm 2022 như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng hạng III là gì?

Tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng đối với hạng III như sau:
Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.

Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng hạng I là gì?

Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với hạng I như sau:
a) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
b) Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
c) Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp bị thu hồi quyết định công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực trong các trường hợp nào?

Khi thuộc một trong các trường hợp:
1) Không còn đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
2) Cấp chứng chỉ năng lực các lĩnh vực hoạt động xây dựng không thuộc phạm vi được công nhận;
3) Cấp chứng chỉ năng lực không đúng thẩm quyền;
4) Cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.