Quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh?

17/12/2021
Quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
767
Views

Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp luật hình sự. Tuy nhiên không ít trường hợp các đối tượng giả bệnh nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự. Do đó vấn đề này phải được pháp luật điều chỉnh một cách chặt chẽ. Vậy “Pháp luật quy định như thế nào về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ?” Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Biện pháp tư pháp bắt buộc chưa bệnh là gì?

Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật hình sự. Biện pháp này nhằm buộc người bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh để điều trị. Sau khi khỏi bệnh, việc xử lý/thi hành án với người đó sẽ được tiếp tục.

Trường hợp, đối tượng áp dụng

Theo Điều 49 Bộ luật hình sự 2015 thì biện pháp trên được áp dụng đối với 3 trường hợp:

  • Người  thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
  • Người có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Do đó đối tượng áp dụng biện pháp này bao gồm: bị can, bị cáo, người đang chấp hành án phạt tù.

Mặc dù các đối tượng trên được xem là những người nguy hiểm cho xã hội nhưng tại thời điểm xem xét họ không có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó không thể tiến hành xử lý, thi hành án mà phải đợi đến khi họ khỏi bệnh.

Căn cứ áp dụng

Để áp dụng phải xác định người đó có năng lực trách nhiệm hình sự hay không?

Việc này phải dựa trên kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Chỉ các cơ quan chuyên môn về y tế mới có thể xác định một người có bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không.

Thẩm quyền áp dụng

Thẩm quyền áp dụng dựa trên thời điểm áp dụng biện pháp này trong các giai đoạn giải quyết.

  • Trong giai đoạn điều tra: thẩm quyền áp dụng có thể là Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
  • Trong giai đoạn truy tố: thẩm quyền thuộc về Viện kiểm sát
  • Trong giai đoạn xét xử và thi hành án: thẩm quyền thuộc về Tòa án

Thủ tục áp dụng

Cơ quan có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Thẩm quyền đề nghị áp dụng được quy định tại Điều 136 Luật THAHS 2019 như sau:

– Cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra (có thể là cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân; cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao) có quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp;

– Trại giam, trại tạm giam, cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án.

Lập hồ sơ

Cơ quan đề nghị áp dụng có trách nhiệm lập hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.

Hồ sơ bao gồm:

– Quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;

– Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần;

– Lý lịch cá nhân của người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;

– Tài liệu khác có liên quan đến người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

Trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng thì sẽ tự lập hồ sơ.

Ra quyết định và thi hành

Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan THAHS Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần được chỉ định theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc quyết định của Tòa án, đồng thời sao gửi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Cơ sở chữa bệnh tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận.

Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào cơ sở chữa bệnh tâm thần phải thông báo cho gia đình hoặc thân nhân của người đó về nơi họ đang chữa bệnh.

Thời hạn áp dụng

Thời gian bắt buộc chữa bệnh không bị hạn chế. Người được đưa vào các cơ sở điều trị chuyên khoa sẽ được điều trị cho đến khi khỏi bệnh. Khi người đó khỏi bệnh thì biện pháp này sẽ kết thúc.

Việc xác định người bị áp dụng đã khỏi bệnh hay chưa phải căn cứ kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định có thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh?” Hi vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là gì?

Theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 thì: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tối thiểu là bao nhiêu?

Theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên. Do đó độ tuổi thấp nhất để có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi đồng thời người đó phải phạm một trong các tội mà Khoản 2 Điều 12 BLHS quy định.

Nhân thân của người bị bắt buộc chưa bệnh gồm những ai?

Nhân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh có thể là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người bị bắt buộc chữa bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.