Quy định treo biển công ty mới thành lập như thế nào?

12/10/2022
Quy định treo biển công ty mới thành lập như thế nào?
468
Views

Xin chào Luật sư. Tôi có thành lập Công ty. Hiện nay tôi vẫn chưa biết mình phải treo biển hiệu công ty như thế nào. Luật sư có thể cho tôi biết pháp luật quy định treo biển công ty mới thành lập như thế nào?Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Quy định treo biển công ty mới thành lập như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Biển công ty là gì?

Biển công ty là bảng hiệu của công ty, mà theo đó cung cấp những thông tin cơ bản nhất của công ty, biển hiệu của công ty được viết hoặc đặt sát cổng/mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

Mỗi một chủ thể khi đặt biển hiệu thì chỉ được đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

Quy định như vậy, thứ nhất để nhìn nhận được rằng tại địa chỉ này là trụ sở hoặc là nơi hoạt  động kinh doanh của một tổ chức hay một cá nhân.

Đồng thời quy định này tạo cơ hội dễ tìm  kiếm hoặc xác định vị trí hoạt động dễ dàng đối với tổ chức, cá nhân đó để tránh tình trạng lạm dụng biển hiệu, như đặt quá nhiều biển hiệu của công ty tại một địa chỉ gây mất thẩm mĩ cũng như nhầm lẫn thì Luật cũng quy định  tại một địa chỉ thì chỉ được đặt không quá một biển ngang và hai biển dọc

Lưu ý đối với biển hiệu: Biển hiệu phải được trình bày bằng ngôn ngữ Việt Nam. Trong trường hợp có chữ hoặc thông tin bằng tiếng nước ngoài thì phải ghi phía dưới chữ Việt Nam và ghi nhỏ hơn.

Trên biển hiệu công ty có những thông tin gì?

Các thông tin trên biển hiệu công ty như sau:

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp

Cơ quan chủ quản trực tiếp viết trên biển hiệu là cơ quan cấp trên trực tiếp quyết định về việc tổ chức, nhân sự, ngân sách hoặc giải quyết các chế độ, chính sách cho cơ quan, tổ chức, viết, đặt biển hiệu.

Thông tin này là không bắt buộc,  mà chỉ áp dụng với những cơ quan, đơn vị có cơ quan chủ quản trực tiếp, nhưng phải lưu ý tránh nhầm lẫn, chẳng hạn bộ tư pháp không phải cơ quan chủ quản trực tiếp của văn phòng luật sư hay một số loại hình đơn vị khác liên quan đến Luật.

  • Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam, yêu cầu phải đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp

Tên đầy đủ của  một doanh nghiệp gồm hai phần:  Phần chung và phần riêng.

Phần chung cung cấp thông tin về loại hình công ty như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh; công ty cổ phần.

Phần riêng cung cấp tên riêng của công ty. Mỗi một công ty khi thành lập thành công đều có tên tiêng và đã qua các bước để tránh trường hợp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó, trừ một số trường hợp đặc biệt luật có quy định khác.

  • Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã
  • Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ)
  • Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có)

Thông tin này không bắt buộc phải có vì không phải doanh nghiệp nào cũng có địa  chỉ giao dịch hoặc trực số điện thoại. cách thức liên hệ khi đăng ký với cơ quan nhà nước sẽ không giống như khi hoạt động kinh doanh

Số điện thoại có thể sẽ được cung cấp bằng một cách thức khác. Hoặc tổ chức cá nhân có những cách thức khác để liên hệ như email, fax…

  • Trên biển hiểu được thẻ hiện biểu tượng logo đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, lưu ý diện tích không được quá 20% diện tích của biển hiệu,  và không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ chủ thể khác.
Quy định treo biển công ty mới thành lập như thế nào?
Quy định treo biển công ty mới thành lập như thế nào?

Kích thước biển hiệu công ty      

Kích thước của biển hiệu công ty được quy định như sau:

  • Đối với biển hiệu ngang: Chiều cao tối đa là hai mét, lưu ý là chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà
  • Đối với biển hiệu dọc: Chiều ngang tối đa là một mét; chiều cao tối đa là bốn mét lưu ý không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Ngoài những quy định về kích thước này ra thì biển hiệu còn không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả, không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, gây ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Quy định treo biển công ty mới thành lập như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tên doanh nghiệp:

“Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành”.

Ngoài quy định trên, Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan không quy định cụ thể phương thức thể hiện tên doanh nghiệp để gắn tại trụ sở.

Theo quy định tại Điều 17 Luật Quảng cáo năm 2012, các phương tiện quảng cáo bao gồm:

1. Báo chí.

2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.

3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

5. Phương tiện giao thông.

6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao.

7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, biển hiệu nói chung là một phương tiện quảng cáo.

Tại Điều 18 Luật Quảng cáo năm 2012  quy định tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo:

1. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:

a) Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;

b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài”.

Theo các quy định trên, Luật Quảng cáo chỉ quy định chung về hình thức thể hiện của biệu hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh với tư cách là một phương thức quảng cáo.  Không quy định cụ thể về biển hiệu là tên của doanh nghiệp.

Quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ  (sau đây viết tắt là Quy chế)

  • Điều 22 Quy chế quy định các hình thức biển hiệu như sau: Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 Quy chế này.
  • Điều 23 Quy chế quy định về mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu:

1. Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:

a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;

b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

2. Vị trí biển hiệu:

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

3. Nội dung biển hiệu:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;

d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);

đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);

e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào”.

Treo biển công ty mới thành lập không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Treo biển công ty mới thành lập không đúng quy định bị xử phạt bị xử phạt vi hành chính:

  • Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định tại khoản 2, 3 Điều 32 như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: e) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này”;

  • Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, tại Điều 48 quy định xử phạt đối với hành vi phạm quy định về biển hiệu:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại;

b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;

b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;

c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;

d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;

đ) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;

b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;

c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này”.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Quy định treo biển công ty mới thành lập như thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh; hoặc về thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; hoặc muốn biết thêm về giá đất đền bù giải tỏa,… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Kích thước biển hiệu của doanh nghiệp phải đảm bảo như thế nào?

Theo Điều 34 Luật Quảng cáo hiện hành, kích thước biển hiệu của doanh nghiệp phải đảm bảo như sau:
– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.
– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Diện tích quảng cáo tối đa đối với quảng cáo có nội dung tuyên truyền, chính sách xã hội?

Nếu quảng cáo có nội dung tuyên truyền, chính sách xã hội thì nhãn hiệu hay lô gô của hàng háo phải được đặt dưới cùng của bảng quảng cáo và diện tích quảng cáo tối đa là 20% diện tích của bảng quảng cáo. Ngoài ra sản phẩm quảng cáo phải được ghi rõ địa chỉ và tên của người thực hiện.

Vị trí treo biển hiệu ở đâu?

Vị trí lắp đặt biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Theo quy định tại Điều 23 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP:
– Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
– Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng;
– Tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.