Quy định tính công ngày lễ, tết năm 2023 như thế nào?

05/01/2023
Quy định tính công ngày lễ, tết năm 2023 như thế nào?
428
Views

Theo quy định hiện hành trong những dịp lễ, tết người lao động sẽ được nghỉ số ngày theo quy định và được hưởng mức lương theo quy định đó. Bộ luật lao động hiện hành năm 2019 có quy định người lao động được nghỉ làm vào ngày Tết Nguyên đán nhưng do đặc thù, tính chất công việc hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp là khác nhau nên doanh nghiệp có thể đề nghị người lao động đi làm vào những dịp này và trong trường hợp này sẽ được tính làm tiền giờ. Việc làm thêm vào những ngày lễ, tết như vậy sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định, đặc biệt khi làm thêm, tăng ca như vậy thì vấn đề được quan tâm đến nhất đó là mức lương. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định tính công ngày lễ tết năm 2023. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động 2019

Những ngày nghỉ lễ của người lao động

Điều 112 Bộ luật lao động quy định về nghỉ lễ, tết của người lao động gồm:

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

– Tết Âm lịch: 05 ngày;

– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch, Quốc khánh.

Tết Âm lịch 2023 được nghỉ bao nhiêu ngày?

* Đối với người lao động:

Theo quy định điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, dịp Tết Âm lịch 2023 thì người lao động sẽ được nghỉ 05 ngày. 

Công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước:

Theo Công văn 8056/VPCP-KGVX ngày 01/12/2022 thì Văn phòng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 20/01/2023 đến hết ngày 26/01/2023.

Như vậy, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023 thì công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sẽ được nghỉ 07 ngày.

Tiền lương ngày lễ theo Bộ luật lao động mới

Khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

Quy định tính công ngày lễ, tết năm 2023 như thế nào?
Quy định tính công ngày lễ, tết năm 2023 như thế nào?

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, người lao động được nghỉ những ngày lễ, tết trên đây được hưởng nguyên lương.

Quy định tính công ngày lễ tết năm 2023 như thế nào?

Vào những ngày lễ, tết chúng tôi đã trích dẫn trên đây, người lao động có quyền nghỉ. Trường hợp người lao động làm việc vào những ngày này được xác định là làm thêm bởi  theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

– Phải được sự đồng ý của người lao động;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật lao động.

Về tiền lương làm thêm ngày nghỉ lễ:

Theo Điều 98 Bộ luật lao động thì:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, người lao động làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương làm thêm ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Theo các điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về Điều kiện lao động và Quan hệ lao động thì có các công thức sau đây:

1/ Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ=Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 300%xSố giờ  làm thêm

Trong đó:

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

2/ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ=Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 300%xSố sản phẩm làm thêm

Ngoài ra, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ lễ, tế, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định tính công ngày lễ, tết năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ thám tử toàn tâm… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Đi làm ngày nghỉ bù dịp lễ, người lao động được trả lương ra sao?

Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn về tiền lương làm thêm giờ trong ngày nghỉ bù như sau:
3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Tiền lương mà người lao động được nhận khi đi làm vào ngày nghỉ bù sẽ được tính như thế nào?

– Tiền lương làm thêm ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
– Tiền lương làm thêm ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Vào ngày lễ 30/4, 1/5 người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được nghỉ lễ không?

Căn cứ Khoản 2, Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ”.
Theo đó, người lao động là người nước ngoài mà làm việc tại Việt Nam hoàn toàn được nghỉ lễ vào ngày Chiến thắng 30/04 và Quốc tế lao động 01/05.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.