Quy định pháp luật về trích lục thửa đất online

01/08/2022
Quy định pháp luật về trích lục thửa đất online
342
Views

Hiện nay, thực trạng về tranh chấp đất đai xảy ra nhiều và là vấn đề luôn được xã hội quan tâm. Xuất phát từ sự chưa hiểu biết cụ thể quy định của pháp luật về đất đai nói chung cũng như chưa xác định rõ ràng ranh giới đất, diện tích thửa đất,… nói riêng. Chính vì lẽ đó mà việc trích lục thửa đất là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi xảy ra tranh chấp.


Mời các bạn đón đọc ngay bài viết của Luật sư 247 dưới đây để hiểu rõ hơn Quy định pháp luật về trích lục thửa đất online nhé!

Căn cứ pháp lý

Trích lục thửa đất là gì?

Trích lục thửa đất hay trích đo thực địa là việc sao chép và thể hiện lại thông tin của một thửa đất. Cung cấp thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai,… Bên cạnh đó trích lục thửa đất cũng giúp nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai, trong tiến hành các thủ tục thu hồi đất; giao đất; cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất.

Trích lục thửa đất sẽ thể hiện thông tin của một thửa đất nhất định, trong khi đó trích lục bản đồ thể hiện thông tin của thửa đất và khu vực xung quanh. Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014, trích lục thửa đất sẽ được thực hiện với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính.

Những trường hợp cần trích lục thửa đất.

Trường hợp đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013, quy định trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo địa chính thửa đất thì Văn phòng đăng ký đất đai có nghĩa vụ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất, khu vực đất đó.

Trường hợp Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý về đất đai

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất quy định: Nếu trong quá trình xin giao đất, thuê đất, người dân có yêu cầu cần trích đo địa chính thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm phải thực hiện. Bên cạnh đó với những nơi đã có bản đồ địa chính, thì cơ quan tài nguyên môi trường cũng có nhiệm vụ cung cấp trích lục bản đồ địa chính.

Trường hợp giữa những người sử dụng đất xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan.

Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã mà không thành và các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện/tỉnh thì trích lục thửa đất qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai.

Trường hợp thực hiện các quyền của người sử dụng đất, như chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…

Khi người sử dụng đất thực hiện các giao dịch đối với đất đai thì trích lục bản đồ địa chính là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ thủ tục tiến hành. Trích lục bản đồ địa chính là cơ sở để người sử dụng đất biết diện tích, hình dáng, vị trí,.. của thửa đất trên thực tế mà mình giao dịch.

Trường hợp cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, đăng kí đất đai, tài sản gắn liền với đất,…

Theo đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, xin cấp Sổ đỏ, Sổ hồng, tại nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất bị thay đổi thì  cơ quan đăng ký đất đai sẽ thực hiện trích lục thửa đất.

Hay khi cấp lại Sổ đỏ, Sổ hồng trong trường hợp bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích lục thửa đất đối với nếu chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích lục thửa đất.

Thủ tục xin trích lục thửa đất.

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai bao gồm:

1. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.”

Theo quy định tại Điều 11, 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, để được cấp trích lục thủa đất thì cá nhân hoặc tổ chức khi yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính phải thực hiện thủ tục theo trình tự các bước sau: 

Bước 1: Gửi phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền

Người yêu cầu có thể đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để nộp phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu. Trong trường hợp người yêu cầu không đến trực tiếp có thể nộp phiếu qua một trong các hình thức sau: Nộp qua bưu điện, fax, công văn hoặc cổng thông tin đất đai của cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi thư điện tử.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phiếu, văn bản yêu cầu và thực hiện các công việc sau:

Trích lục, trích đo thửa đất, khu đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả

Thời hạn thực hiện: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

Không quá 07 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Người có yêu cầu được nhận kết quả trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Quy định pháp luật về trích lục thửa đất online
Quy định pháp luật về trích lục thửa đất online

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định pháp luật về trích lục thửa đất online″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, công chứng ủy quyền tại nhà mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ?

Văn phòng đăng ký đất đai cấp Huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trích lục hồ sơ địa chính nếu như người dân có yêu cầu.

Giấy trích lục đất có thời hạn bao lâu?

Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng về thời hạn của giấy trích lục đất đai. Các trường hợp không được cấp giấy trích lục đất đai: 
Yêu cầu cấp trích lục không rõ ràng, cụ thể trong phiếu yêu cầu
Trên phiếu yêu cầu không ghi rõ thông tin người yêu cầu
Mục đích sử dụng trích lục đất đai không phù hợp với quy định của pháp luật
Người yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính không thực hiện nghĩa vụ tài chính

Lệ phí xin trích lục thửa đất là bao nhiêu?

Tùy điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương sẽ có mức thu khác nhau nhưng phải đảm bảo nguyên tắc:
– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Tối đa 15.000 đồng/1 lần.
– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.