Quy định pháp luật về nhặt được của rơi như thế nào?

20/07/2022
Quy định pháp luật về nhặt được của rơi như thế nào?
591
Views

Thực tế cuộc sống có nhiều trường hợp chúng ta nhặt được của rơi. Theo lời dạy của thầy cô và bố mẹ thì nhặt được của rơi phải trả người đánh mất. Vậy, Quy định pháp luật về nhặt được của rơi như thế nào? Nhặt được của rơi có phải trả lại người đánh mất không? Không trả lại tài sản cho người đánh mất có bị xử phạt không?

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về nhặt được của rơi

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

Theo quy định của pháp luật thì nhặt được của rơi cần phải trả lại cho ngươi làm rơi. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi mà biết được địa chỉ của người đó thì cần phải thông báo hoặc là trả lại tài sản cho người đó. Trong trường hợp không biết địa chỉ của người đánh rơi thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết để nhận lại.

Người nhặt tài sản bị rơi có thể được sở hữu sau 1 năm

Căn cứ Khoản 2 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, sau 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thông báo công khai về tài sản mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì:

  • Tài sản ≤ 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được sở hữu tài sản này;
  • Tài sản > 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được hưởng 10 lần mức lương cơ sở và 50% phần giá trị vượt quá. 50% còn lại của phần vượt quá sẽ thuộc về Nhà nước.
  • Tài sản thuộc di tích lịch sử, văn hóa: Sẽ thuộc về Nhà nước. Người nhặt sẽ được hưởng một khoản tiền thưởng nêu chi tiết tại Điều 30 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ:

+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;

Quy định pháp luật về nhặt được của rơi như thế nào?
Quy định pháp luật về nhặt được của rơi như thế nào?

Nhặt được của rơi không trả lại có bị phạt không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau:

“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy theo quy định trường hợp nhặt được của rơi không trả lại có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Nhặt được của rơi không trả lại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trường hợp người nhặt được của rơi không trả, cố tình chiếm giữ tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trình tự xử lý của rơi nhặt được

Căn cứ quy định Bộ luật Dân sự 2015 và Nghị định 29/2018/NĐ-CP, trong trường hợp nhặt được tài sản mà không tìm được chủ sở hữu tài sản để trả lại ngay thì xử lý tài sản theo trình tự như sau:

  • Người nhặt mang tài sản đến giao cho công an hoặc UBND cấp xã nơi gần nhất. Cơ quan tiếp nhận sẽ lập biên bản về việc tiếp nhận tài sản.
  • Công an hoặc UBND cấp xã công bố, thông báo công khai tìm chủ sở hữu và phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. Hết hạn 1 năm chủ sở hữu không đến nhận hoặc không xác định được chủ sở hữu thì công an hoặc UBND cấp xã thực hiện tiếp bước xác lập sở hữu nhà nước đối với tài sản.
  • Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo 1 năm, công an hoặc UBND cấp xã lập hồ sơ gửi phòng tài chính kế hoạch của UBND huyện đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc về Nhà nước.
  • Trong 7 ngày làm việc phòng tài chính kế hoạch của UBND huyện lập tờ trình kèm hồ sơ để chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định xác lập sở hữu nhà nước đối với tài sản.
  • Chi thưởng cho người phát hiện và giao nộp tài sản bỏ quên, đánh rơi trên cơ sở tính toán giá trị tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quy định pháp luật về nhặt được của rơi như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh; tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp khắc phục hậu quả khi không trả lại của rơi?

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

Chủ thể của Tội chiếm giữ trái phép tài sản là ai?

Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Tội phạm có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc cũng thế có do nhiều nhiều người cùng thực hiện.

Trả lại tài sản bị rơi có phải nghĩa vụ của người nhặt không?

Việc trả lại tài sản đánh rơi, bỏ quên không chỉ là ứng xử phù hợp đạo đức mà pháp luật quy định đó là nghĩa vụ của người nhặt. Bộ luật dân sự quy định người nhặt được tài sản phải trả lại cho chủ sở hữu nếu biết chủ sở hữu thông qua đặc điểm, thông tin lưu lại trên tài sản. Nếu không biết thì phải chuyển giao tài sản cho công an hoặc UBND cấp xã gần nhất để trả lại cho khổ chủ.
Trong trường hợp chiếm giữ trái phép, tùy tình huống, mức độ mà người nhặt có thể sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại điều 15, nghị định 167 hoặc xử lý hình sự về tội “chiếm giữ trái phép tài sản” (điều 176 Bộ luật hình sự 2015). 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.