Việc quản lý đất đai cũng đang trở thành một vấn đề nóng bỏng và đáng quan ngại tại Việt Nam. Rất nhiều trường hợp, cá nhân hoặc tập thể, những người bị mất đất khiếu nại tới chính phủ Việt Nam. Thậm chí dẫn tới những vụ biểu tình, bạo động phản đối trong thời gian gần đây. Cụ thể đó là việc bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay.
Có thể nói, cùng với sự đổi mơi và phát triển toàn cầu đã bắt buộc và thúc đẩy Việt Nam có những bước thay đổi để hội nhập quốc tế; và nâng cao nền văn minh, đời sống xã hội. Bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề gây nhiều ra sự chú ý và vướng mắc cho những cá nhân liên quan khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Nhiều chủ đất thường lo lắng về việc sẽ được bồi thường không thỏa đáng. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Giải phóng mặt bằng là gì?
Giải phóng mặt bằng được hiểu đơn giản chính là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời; chuyển đi về nhà cửa, cây cối; các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch phục vụ cho việc cải tạol mở rộng; hoặc xây dựng các công trình mới do Nhà nước phê duyệt.
Nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất bao gồm 2 khoản đền bù, đó là:
- Bồi thường về đất
- Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại
Bồi thường về đất
Dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật đất đai năm 2013, theo đó:
+ Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện được bồi thường
+ Thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi; nếu không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
+ Đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại
+ Các chi phí đầu tư còn lại vào đất bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí:
+ Chi phí san lấp mặt bằng;
+ Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn; chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
+ Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung; sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doan
+ Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất
Điều kiện xác định bồi thường
Điều kiện xác định bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại như sau:
- Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ; chứng từ chứng minh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại
- Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quy định pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
Điểm c Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 quy định dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ,….
– Nếu cá nhân có đóng góp vốn trong việc xây dựng chợ mới thì sẽ được hưởng ưu tiên dựa vào mức vốn góp để lựa chọn kinh doanh khai thác tại chợ mới.
– TH chợ mới hình thành do vốn NN hoặc các chủ thể đầu tư khác muốn được tiếp tục kinh doanh khai thác thì phải tham gia đấu thầu công bằng
Trường hợp này nếu đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 101,102 của Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường về đất.
Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì được bồi thường bằng 50% chi phí quy định tại K4, Điều 3 NĐ 47/2014/NĐ-CP theo khối lượng thực tế đã đầu tư; do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường kiểm đếm theo quy định.