Từ những ngày mà người dân gặp rủi ro về vấn đề nông nghiệp; nhà nước đã lên kế hoạch khắc phục bằng cách tạo ra bảo hiểm nông nghiệp. Tuy bảo hiểm nông nghiệp có nhiều ưu điểm; song bên cạnh đó nó cũng gặp khá nhiều nhược điểm mà nhà nước vẫn đang không ngừng khắc phục. Để hiểu hơn về bảo hiểm nông nghiệp hay mức phí bảo hiểm đóng như thế nào.
Mời bạn tham khảo bài viết tư vấn tại Luật sư 247.
Mức phí bảo hiểm nông nghiệp
Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác; liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ; và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất; hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Về mức hỗ trợ được hướng dẫn tại Điều 4 Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg. Cụ thể:
– Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo; (bao gồm cả hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều), hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020: Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
– Cá nhân sản xuất nông nghiệp; không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
– Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi đáp ứng đầy đủ quy định sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; hoặc hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng; được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo quy định tại Điều 4; và Điều 5 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ; về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất; và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
- Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng; được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp; được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận; là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; theo quy định tại Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2018; của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí; thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Những loại rủi ro được bảo hiểm hỗ trợ
Rủi ro được bảo hiểm gắn với đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đó là:
Thứ nhất, rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa
– Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất; do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất; do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Dịch bệnh bao gồm: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá; dịch rầy nâu, sâu đục thân. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò
– Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất; do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ; hoặc động chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Dịch bệnh bao gồm: Bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng
– Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất; do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ; hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Dịch bệnh: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Trình tự thủ tục hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ
– Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ; theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58;
– Bản kê khai về cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 02;
– Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp; đối với trường hợp đối tượng được hỗ trợ; là tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Trình tự, thủ tục phê duyệt đối tượng được hỗ trợ
– Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; về địa bàn được hỗ trợ, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp lập hồ sơ; đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ và gửi (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện;) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân; thực hiện sản xuất nông nghiệp.
– Trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ; căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa bàn được hỗ trợ; Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát; lập danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp; đề nghị phê duyệt đối tượng; được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã; căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa bàn được hỗ trợ. Hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ; do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi và báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm định; tổng hợp danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp; thuộc đối tượng được hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; và báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp; và Phát triển nông thôn thực hiện tổng hợp; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng; được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp; theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58. Quyết định này được gửi đến Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có liên quan.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện niêm yết công khai; danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp; thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp; tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, thông báo trên hệ thống thông tin, truyền thông của xã; và sao gửi cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp; trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp yêu cầu.
Mời bạn xem thêm
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được hưởng bảo hiểm không?
- Thủ tục xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mức phí bảo hiểm nông nghiệp”. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho độc giả! Luật sư 247 chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giải thể công ty, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất. Nếu quý độc giả có nhu cầu cần tư vấn giải quyết vấn đề pháp lý; xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
– Cây trồng: Cây lúa,
– Vật nuôi: Trâu, bò.
– Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, theo đó bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.