Quy định của pháp luật về rừng phòng hộ?

16/12/2021
1176
Views

Xin chào luật sư, Xin luật sư giải đáp cho tôi quy định của pháp luật về rừng phòng hộ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Luật lâm nghiệp năm 2017

Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004

Nội dung tư vấn

Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất; chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ mỗi trường sinh thái. Vậy quy định của pháp luật về rừng phòng hộ ra sao? Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây:

Rừng phòng hộ là gì?

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yêu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất; chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, đỉều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng.

Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Cụ thể là:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn: Đây là những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt; cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô; hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Loại rừng này có tác dụng chủ yếu là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.

– Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Đây là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây ưồng ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng động để hình thành các vùng đất mới.

– Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Đây là các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng chính là điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và kết hợp phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.

Vai trò của rừng phòng hộ?

Rừng phòng hộ có rất nhiều chức năng khác nhau. Mỗi một loại rừng lại đóng vai trò nhất định. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số vai trò chủ đạo của từng loại, cụ thể:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa. Nhờ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, xói mòn, bảo vệ đất; ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Thông thường, loại rừng này được trồng ở vùng núi có độ dốc cao.

+ Khác với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển chống gió hạn, chắn cát bay; ngăn chặn sự xâm mặn của biển. Ngoài ra, loại rừng này còn có thể chắn sóng lấn biển; tình trạng sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.

+ Một số loại rừng phòng hộ khác có thể bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là loại rừng có thể điều hòa, chống ô nhiễm môi trường, khu đô thị, du lịch…

Chức năng của rừng phòng hộ?

Đối với con người và môi trường sống của các sinh vật; rừng phòng hộ có vai trò vô cùng quan trọng, đồng thời tạo sức ảnh hưởng; sự tác động rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển của trái đất, cụ thể:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn, loại rừng này giúp điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt; cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn; bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

– Rừng phòng hộ ngăn tác hại do gió, bão thì loại rừng này được ví như tấm khiên xanh khổng lồ có công dụng chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông,… Loại rừng này thường tập trung chủ yếu ở ven biển.

– Rừng phòng hộ ngăn sóng, loại rừng này có vai trò bảo vệ công trình ven biển; cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Loại rừng này thường sinh trưởng tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông.

– Rừng phòng hộ được trồng xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp; đô thị, loại rừng này giúp cư dân sinh sống trong những khu vực này được hưởng bầu không khí trong lành bởi nó có chức năng điều hòa khí hậu; bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu vực đó.

Các quy định của pháp luật về rừng phòng hộ?

– Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ:

Về nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ, căn cứ quy định tại Điều 45 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên các nguyên tắc sau đây:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng.

– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển; bảo vệ môi trường phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.

Việc kết hợp sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan; nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường, khai thác lâm sản; và các lợi ích khác của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

Căn cứ tại Điều 136 Luật đất đai năm 2013 quy định về đất rừng phòng hộ như sau:

“1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý; bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.”

– Phân cấp rừng phòng hộ:

Về phân cấp rừng phòng hộ, thẩm quyền thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 25 Luật lâm nghiệp năm 2017, thẩm quyền thành lập khu rừng phòng hộ được quy định như sau:

“1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.”

– Tổ chức quản lý rừng phòng hộ:

Điều 46 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 như sau:

+ Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng.

+ Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định trên thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.

Điều 48. Quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ

1. Đối với những diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ thì chủ rừng được quản lý, sử dụng theo quy định về rừng sản xuất tại mục 3 Chương IV của Luật này.

2. Đối với đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong rừng phòng hộ không thuộc quy hoạch khu rừng phòng hộ thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đúng mục đích được giao theo quy định của pháp luật về đất đai.”

– Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ:

Điều 47 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định:

Điều 47. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ

1. Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

2. Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được quy định như sau:

a) Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế quản lý rừng;

b) Được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

3. Việc khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng được quy định như sau:

a) Được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng;

b) Được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng;

c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

4. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng.”

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Quy định của pháp luật về rừng phòng hộ?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào được giao khoán rừng phòng hộ?

Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho bên giao khoán; hộ gia đình có người đang làm việc cho bên giao khoán hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn; hộ gia định có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cứ trú trên địa bàn (ưu tiên hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đang cư trú trên địa bàn có nhu cầu nhận giao khoán đất), các đối tượng này được gọi chung là bên nhận khoán.

Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm tra các trường hợp giao đất rừng phòng hộ?

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra các trường hợp đề nghị giao đất, thuê đất; xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc nêu tại điểm d khoản này và trình cấp Giấy chứng nhận; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất. Thời gian hoàn thành công việc nêu tại điểm này không quá hai mươi (20) ngày làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.