Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học năm 2022 như thế nào?

01/12/2022
Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học năm 2022 như thế nào?
291
Views

Hiện nay, nhu cầu chuyển ngạch của viên chức từ trung cấp lên đại học ngày càng nhiều, đây là vấn đề xuất hiện đã khá lâu ở nước ta. Tuy nhiên để viên chữ có thể chuyển ngạch hưởng lương từ trung cấp lên đại học cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn, điều kiện gì thì không phải cá nhân nào cũng biết. Vậy quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học hiện nay như thế nào? Xếp lương sau khi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 29 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức như sau:

Điều 29. Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức

1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.

 Ở thời điểm, khi đã có bằng đại học, muốn hưởng mức lương theo trình độ đại học, cần phải thông báo với cơ quan nơi đang làm việc, bày tỏ thái độ muốn được nâng ngạch lương. Trong trường hợp được cơ quan đồng ý, bản thân người yêu cầu cũng đáp ứng đủ tiêu chuẩn, sẽ được tham gia kỳ thi nâng ngạch lương, kỳ thi này sẽ do từng địa phương tổ chức. Do vậy, mặc dù khi đã đủ điều kiện nâng ngạch nhưng vẫn phải chờ kì thi nâng ngạch do địa phương tổ chức. Sau khi thi nâng ngạch bạn mới được nâng lương lên bậc đại học.

Theo điểm a khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV thì đối với trường hợp nâng ngạch của công chức, viên chức, việc xếp lương được thực hiện như sau:

a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Như vậy, trong trường hợp đang hưởng lương trung cấp hệ số 2,46. Nếu muốn được nâng ngạch hưởng lương đại học thì sẽ hưởng hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Dựa vào nghị định 204/2004/NĐ-CP thì hệ số lương đại học được hưởng tương ứng là 2,67. 

Xếp lương sau khi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Việc xếp lương sau khi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV, cụ thể như sau:

– Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học năm 2022 như thế nào?
Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học năm 2022 như thế nào?

– Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

– Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Hệ số chênh lệch bảo lưu (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.

Ai có quyền chuyển ngạch công chức cấp trung ương?

Theo Điều 29 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chuyển ngạch công chức như sau:

Chuyển ngạch công chức

1. Việc chuyển ngạch được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.

2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp.

Căn cứ quy định nêu trên thì cơ quan quản lý công chức cấp trung ương có thẩm quyền quyết định chuyển ngạch công chức cấp trung ương hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp theo sự đề nghị của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức cấp trung ương.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết tư vấn về Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học năm 2022 như thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân nhanh chóng, uy tín của chúng tôi… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định về ngạch lương như thế nào?

Ngạch lương là khái niệm được sử dụng trong ngành kế toán- tài chính, là cơ sở để phân biệt trình độ và vị trí làm việc của mỗi nhân viên cán bộ trong doanh nghiệp, công ty hay tổ chức nào đó có hình thức trả lương cho nhân

Pháp luật quy định về việc chuyển ngạch công chức như thế nào?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về chuyển ngạch công chức như sau:
– Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
– Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.
– Không thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch.

Bậc lương đại học, hệ số lương cao đẳng, trung cấp hiện nay là bao nhiêu?

Đối với hợp đồng lao động, mức lương sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng lao động. Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập thì mức lương sẽ dựa trên các yếu tố như bằng cấp, chức vụ nghề nghiệp thuộc nhóm ngành công chức, viên chức. Cụ thể, hiện nay cách tính lương cơ bản như sau:
– Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 là: 1.490.000 đồng/tháng;
– Hệ số lương theo bằng cấp: Đại học là 2,34; cao đẳng là 2,1; trung cấp là 1,86

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.