Quy chế quản lý, sử dụng đất quốc phòng năm 2022

01/06/2022
Quy chế quản lý sử dụng đất quốc phòng năm 2022
811
Views

Chào Luật sư, Trong tất cả các loại đất mà tôi biết có một loại đất mang tên đất quốc phòng; là loại đất được quy định là có những cơ chê quản lý; sử dụng riêng; và được bảo vệ nghiêm ngặt. Do mới chuyển về sống gần khu có đất quân sự nên tôi muốn tìm hiểu về chúng. Không biết Luật sư có thể tư vấn cho tôi biết rõ hơn về quy chế quản lý, sử dụng đất quốc phòng năm 2022 được không ạ. Tôi chân thành cảm ơn phía luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đất thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng là loại đất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến an ninh quốc gia cho nên đã có rất nhiều cơ chế; quy chế đặt biệt dành cho nhóm đất này.

Để có thể tìm hiểu về vấn đề quy chế quản lý, sử dụng đất quốc phòng năm 2022. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

Thông tư 58/2021/TT-BQP

Đất quốc phòng là gì?

Đất quốc phòng được hiểu là đất được Nhà nước giao cho các đơn vị vũ trang nhân dân. Sử dụng vào mục đích quân sự, quốc phòng theo quy hoạch. Và kế hoạch sử dụng đất sẽ do cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện chức năng. Cũng như nhiệm vụ được giao. Nhằm nâng cao tiềm lực quốc phòng; và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ thể sử dụng đất quốc phòng

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 43/2014NĐ-CP. Có quy định về chủ thể sử dụng đất quốc phòng, an ninh. Theo đó các chủ thể này bao gồm:

a) Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa; và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ; và sử dụng;

b) Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

c) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.

Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng

– Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng bao gồm:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.
  • Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng; an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.
Quy chế quản lý sử dụng đất quốc phòng năm 2022
Quy chế quản lý sử dụng đất quốc phòng năm 2022

Quy chế quản lý sử dụng đất quốc phòng năm 2022

Quy chế quản lý sử dụng đất quốc phòng năm 2022 được quy định như sau:

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

  • Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:

+ Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

+ Xây dựng căn cứ quân sự;

+ Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

+ Xây dựng ga, cảng quân sự;

+ Xây dựng công trình công nghiệp, khoa họ;c và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

+ Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

+ Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện; bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng

  • Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

+ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; quốc phòng, an ninh của quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế – xã hội;

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội;

+ Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai; và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

+ Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

+ Định mức sử dụng đất;

+ Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

  • Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

+ Định hướng sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

+ Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng; an ninh trong kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia;

+ Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng; an ninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế – xã hội;

+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

  • Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

+ Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

+ Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;

+ Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

+ Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

  • Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

+ Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch 05 năm; và cụ thể đến từng năm;

+ Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong kỳ kế hoạch 05 năm;

+ Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

– Bàn giao đất đang quản lí cho địa phương

  • Các diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang, nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Thì người sử dụng đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về việc đóng các loại thuế hay các nghĩa vụ khác có liên quan.
  • Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Mà do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng. Thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ quốc phòng hoặc Bộ công an phê duyệt.
  • Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Và đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng. Thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao. Hoặc cho thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dứt điểm diện tích đất đang có tranh chấp để xác định người sử dụng đất.

– Một số lưu ý về đất quốc phòng:

  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích; thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng.
  • Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất quốc phòng, an ninh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt; thì đơn vị sử dụng đất phải xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
  • Đất do các đơn vị vũ trang nhân dân đang quản lý, sử dụng nhưng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt; thì phải bàn giao cho địa phương quản lý; và xử lý như sau:

+ Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất; và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

+ Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng; thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng; hoặc Bộ Công an phê duyệt;

+ Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a; và Điểm b Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao, cho thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.

  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dứt điểm diện tích đất đang có tranh chấp để xác định người sử dụng đất.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy chế quản lý, sử dụng đất quốc phòng năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tra cứu quy hoạch xây dựng; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm?

Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ chủ yếu cho nhiệm vụ của đơn vị và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm:

– Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức tăng gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

– Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức dịch vụ hỗ trợ hậu cần – kỹ thuật gồm:

a) Thư viện, bảo tàng; nhà hát, cơ sở phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở báo chí, in ấn, xuất bản; nhà khách, nhà công vụ; cơ sở y tế, nhà ăn điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng; căng tin nội bộ;

b) Cơ sở nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật quân sự, nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ; cơ sở sản xuất quân trang; cơ sở sản xuất thực nghiệm; cơ sở xúc tiến thương mại quân sự, đối ngoại quân sự, an ninh;

c) Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy, tàu, thuyền, trang thiết bị kỹ thuật; kho, trạm dự trữ, cung ứng, cấp phát xăng, dầu; kho, bãi phương tiện vận tải, kỹ thuật nghiệp vụ; cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; vị trí lắp đặt, bảo đảm an ninh, an toàn cho thiết bị của dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện lực, ngân hàng phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

– Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức lao động, giáo dục, giáo dục cải tạo, rèn luyện gồm:

a) Cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; cơ sở thi đấu, tập luyện thể dục, thể thao; cơ sở huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ;

b) Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân;

c) Nhà xưởng lao động cải tạo cho phạm nhân;

d) Công trình phục vụ sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ, học viên, phạm nhân.

Nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế

– Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh phải bảo đảm phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh là chính; trường hợp sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
– Đất quốc phòng, an ninh sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và phương án sử dụng đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
– Chỉ đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 và đối tượng được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 7 của Nghị quyết này được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
– Không được sử dụng đất quốc phòng, an ninh để góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện hợp đồng liên doanh, liên kết.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế

– Được sử dụng đất quốc phòng, an ninh và tài sản gắn liền với đất để thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo đúng phương án đã được phê duyệt.
– Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
– Không được bồi thường về đất; và tài sản gắn liền với đất khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
– Nộp tiền sử dụng đất hằng năm theo quy định tại Nghị quyết này.
– Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.
– Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.