Phục hồi hoạt động kinh doanh khi bị phá sản?

18/10/2021
Phục hồi hoạt động kinh doanh khi bị phá sản?
1147
Views

Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh khi bị phá sản? Quy định pháp luật về thủ tục phục hồi Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán?

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vừa qua đã khiến không ít các doanh nghiệp; hợp tác xã hoạt động không hiệu quả thậm chí nguy cơ phá sản ngày một nhiều. Hiện nay, đã bước qua đỉnh dịch, nhiều doanh nghiệp muốn phục hồi hoạt động khi phá sản. Vậy, pháp luật quy định thế nào về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh khi bị phá sản? Luật sư 247 có những giải đáp sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Phá sản năm 2014

Phục hồi hoạt động kinh doanh khi bị phá sản?

Phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục giải quyết phá sản; đem lại cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản những cơ hội và điều kiện để tổ chức lại hoạt động kinh doanh; giúp doanh nghiệp có thể thoát khỏi tình trạng phá sản.

Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện dưới dạng một “cam kết”, thông qua đó người mắc nợ và các chủ nợ thỏa thuận về việc giảm nợ để tạo điều kiện cho tổng số nợ của người mắc nợ giảm xuống, doanh nghiệp không còn lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nữa và có thể tiếp tục kinh doanh.

Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về khái niệm phục hồi Doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX) mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên dựa vào những quy định của pháp luật có thể hiểu: Thủ tục phục hồi mất khả năng thanh toán là một thủ tục do tòa án áp dụng; theo đó một DN, HTX mất khả năng thanh toán được hưởng một khoảng thời gian nhất định; để đưa ra những phương án phục hồi hoạt động và cứu vãn DN, HTX, phương án phục hồi do hội nghị chủ nợ thông qua; dưới sự giám sát của tòa án và các chủ nợ.

Thủ tục phục hồi DN, HTX mất khả năng thanh toán có những dấu hiệu pháp lý sau:

– Là một thủ tục được tiến hành bởi Tòa án; và là một giai đoạn trong yêu cầu giải quyết phá sản của DN, HTX. Tòa án là cơ quan tiến hành thủ tục phục hồi DN, HTX này.

– Đối tượng áp dụng thủ tục phục hồi này là các DN, HTX mất khả năng thanh toán. Thẩm phán xem xét và quyết định áp dụng thủ tục này đối với những DN, HTX còn khả năng phục hồi hoặc vì tầm quan trọng của DN, HTX với quốc phòng, an ninh, xã hội mà áp dụng thủ tục này.

– Thủ tục phục hồi DN, HTX là một thủ tục đặc biệt trong thủ tục phá sản; thủ tục được áp dụng khi có sự đồng ý của hội nghị chủ nợ; và không có sự phân chia tài sản của DN, HTX trong quá trình phục hồi.

Quy định pháp luật về thủ tục phục hồi Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh

Về bản thân DN, HTX điều tất yếu để áp dụng thủ tục này; đó là DN, HTX phải mất khả năng thanh toán và đang đối diện với thủ tục phá sản.

Về phía hội nghị chủ nợ phải có nghị quyết của hội nghị chủ nợ về kết luận áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại điểm b khoản 1 điều 83 luật phá sản 2014 về nghị quyết của hội nghị chủ nợ. Ngoài ra việc đánh giá khả năng phục hồi của DN, HTX cũng là một điều kiện quan trọng để đánh giá việc có nên áp dụng thủ tục phục hồi DN, HTX hay không và việc này hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của các chủ nợ.

Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 87 Luật Phá sản 2014 quy định:

  • Sau khi Hội nghị chủ nợ cho phép xây dựng thủ tục phục hồi DN, HTX; chủ thể chịu trách nhiệm phục hồi là DN, HTX phải xây dựng phương án phục hồi; và gửi đến cho thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý; và thanh toán tài sản cho ý kiến trong vòng 30 ngày; kể từ ngày hội nghị chủ nợ có nghị quyết cho phép. Vậy, người nào nhận trách nhiệm phục hồi DN, HTX; thì người đó sẽ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; hay bất kỳ chủ thể nào trong DN, HTX cũng có thể xây dựng phương án phục hồi.
  • Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi của doanh nghiệp; chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; phải cho ý kiến để hoàn thiện phương án phục hồi kinh doanh. Quy định này đã giúp cho những phương án phục hồi của DN, HTX có phần khả thi và mang tính xác thực cao hơn; những phương án phục hồi này sau khi được đóng góp sẽ trở nên hoàn thiện; và đem lại hiệu quả phục hồi cao hơn.
  • Sau khi phương án phục hồi doanh nghiệp được gửi cho quản tài viên; doanh nghiệp quản lý; thanh lý hoạt động kinh doanh; phải báo cáo cho thẩm phán và trong vòng 15 ngày; kể từ ngày nhận được phương án này thẩm phán phải xem xét trước khi đưa ra hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.

Nội dung của phương án phục hồi kinh doanh

Luật phá sản 2014 có quy định về nội dung của phương án phục hồi kinh doanh tại Điều 88; phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.

“2. Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm:

a) Huy động vốn;

b) Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;

c) Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;

d) Đổi mới công nghệ sản xuất;

đ) Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;

e) Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;

g) Bán hoặc cho thuê tài sản;

h) Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.”

Như vậy phương án kinh doanh của các DN, HTX là không bị hạn chế. Tuy nhiên, việc xây dựng phương án phục hồi kinh doanh phải dựa trên những yếu tố và tình trạng của DN, HTX vào thời điểm đó cho nên điều luật vẫn còn cứng nhắc và có nhiều điều chưa phù hợp. Người xây dựng nội dung phục hồi miễn sao không trái với quy định của pháp luật và đem lại hiệu quả cao là được.

Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Theo Điều 90, 91 Luật Phá sản 2014 quy định về điều kiện, nội dung và trình tự Hội nghị thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:

  • Sau khi phương án phục hồi kinh doanh được đưa ra sẽ cần có thủ tục thông qua phương án này từ phía Hội nghị chủ nợ. Để việc thông qua phương án này là hợp lệ thì phải có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51 % số nợ không có đảm bảo, những chủ nợ không có mặt nhưng có ý kiến gửi bằng văn bản cho chủ nợ thì được xem như có tham gia hội nghị chủ nợ.
  • Để thông qua phương án phục hồi cần ít nhất 65 % số đại biểu có mặt đại diện cho tổng số nợ không đảm bảo đồng ý thì phương án này mới được thông qua và trong trường hợp phương án phục hồi sử dụng tài sản đảm bảo cho chủ nợ khác thì phải được chủ nợ đồng ý. Quy định này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các chủ nợ không có đảm bảo, việc trên cũng tạo nên sự bình đẳng cho các chủ nợ không đảm bảo với các chủ nợ có đảm bảo khi DN, HTX  lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và cũng phản ánh chân thực ý chí của các chủ nợ.

Thực hiện phương án phục hồi kinh doanh

Sau khi thẩm phán có quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương án kinh doanh phục hồi DN, HTX  thì phương án này được áp dụng. Nghị quyết này sau khi được công nhận thì có hiệu lực với tất cả các bên tham gia thủ tục phá sản và khi nghị quyết được công DN, HTX  không còn phải chịu sự ràng buộc về những điều cấm và sự giám sát được quy định tại điều 48, 49 của Luật Phá sản 2014.

Thời hạn thực hiện phương án phục hồi DN, HTX  sẽ được thực hiện theo nghị quyết của hội nghị chủ nợ và nếu hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi thì thời hạn phục hồi sẽ là 03 năm kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi (Điều 88 Luật Phá sản 2014).

Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Việc giám sát của các chủ thể có quyền đối với DN, HTX được quy định tại Điều 93 của Luật Phá sản 2014.

  • Theo đó 06 tháng một lần DN, HTX  phải báo cáo tình hình thực hiện phương án phục hồi DN, HTX  với Quản tài viên, doanh nghiệp thanh lý và quản lý tài sản để các chủ thể nảy báo cáo cho thẩm phán và thông báo cho các chủ nợ.
  • Chủ nợ giám sát việc DN, HTX có thực hiện đúng những cam kết và phương án đã ghi trong phương án phục hồi hoạt động hay không.

Tuy nhiên, những điều luật trên vẫn không nói rõ cơ chế giám sát của trực tiếp chủ nợ với DN, HTX  và giám sát từ phía tòa án với chủ nợ, như vậy cơ chế giám sát này vẫn chưa thực sự chặt chẽ và đạt hiệu quả tối ưu.

Mặt khác nếu DN, HTX này không thực hiện đúng những gì đã cam kết vẫn chưa có một chế tài cụ thể nào. Có nhắc đến nghĩa vụ nhưng lại không có chế tài đàm bảo cho nghĩa vụ đó; như vậy nhìn nhận từ một phía nào đó quyền lợi của các chủ nợ vẫn không được đảm bảo chặt chẽ dù đã có cơ chế phục hồi DN, HTX.

Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi kinh doanh; các chủ nợ và DN, HTX có thể thỏa thuận để thay sửa đổi bổ sung phương án phục hồi. Việc sửa đổi bổ sung này sẽ được thông qua nếu có các chủ nợ đại diện cho trên 65 % tổng số nợ không bảo đảm có mặt đồng ý.

Việc bổ sung, sửa đổi phương án phục hồi cũng cần có quyết định công nhận của tòa án; gửi cho DN, HTX mất khả năng thanh toán; và chủ nợ trong vòng 07 ngày kể từ ngày có quyết định

Định chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh và hậu quả của việc định chỉ

Định chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh

Có 03 trường hợp để phương án phục hồi kinh doanh bị đình chỉ theo quy định tại khoản 1 điều 95 Luật phá sản 2014:

  • DN, HTX thực hiện xong phương án phục hồi kinh doanh;
  • DN, HTX không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
  • Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng DN, HTX vẫn mất khả năng thanh toán.

Việc đình chỉ thực hiện phượng án phục hồi kinh doanh của DN, HTX  phải được thẩm phán ra quyết định và được tòa án công khai quyết định này theo khoản 1 Điều 43 của Luật phá sản 2014.

Hậu quả của việc định chỉ

Hậu quả của việc đỉnh chỉ phương án phục hồi hoạt động kinh doanh chỉ có 2 trường hợp:

  • Khi thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cho DN, HTX thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì DN, HTX sẽ không còn bị coi là mất khả năng thanh toán và được hoạt động bình thường, tòa án sẽ thông báo cho các quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chấm dứt hoạt động của mình.
  • DN, HTX vẫn trong tình trạng mất khả năng thanh toán thì lúc này thẩm phán phải ra quyết định DN, HTX phá sản và áp dụng các thủ tục phá sản sau đó.

Mời bạn đọc thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Phục hồi hoạt động kinh doanh khi bị phá sản?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào thì bị coi là phá sản?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
– Vậy, Doanh nghiệp được coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đã không thể thực hiện khả năng thanh toán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
– Kể từ thời điểm được Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản , doanh nghiệp không còn tồn tại và hoàn toàn chấm dứt tư cách pháp lý.

Phá sản là thủ tục đòi nợ đặc biêt?

– Mục đích của việc tiến hành thủ tục phá sản là nhằm giải thoát con nợ khỏi các khoản nợ không có khả năng chi trả, đồng thời tạo điều kiện để chủ nợ thu hồi một phần hoặc toàn bộ số nợ khó đòi.
– Trong quá trình thanh lý tài sản, việc trả nợ được tiến hành đối với tất cả các khoản nợ.
– Nó khác với đòi nợ thông thường là ai đến trước thì được trả trước; còn trong phá sản, tài sản thanh lý được trả cho các chủ nợ theo tỉ lệ tương ứng của khoản nợ trong tổng khối nợ mà con nợ đang có nghĩa vụ phải thanh toán. Thủ tục phá sản có sự tham gia của tổ quản lý – thanh lý tài sản và Tòa án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận