Phụ cấp công tác Đảng có tính thuế TNCN
Phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể, chính trị, xã hội là một trong những khoản phụ cấp dành cho cán bộ, công chức hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc rằng, liệu có phải đóng thuế TNCN cho phụ cấp công tác Đảng hay không? Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Phụ cấp công tác Đảng có tính thuế TNCN không?” qua bài viết sau đây nhé!
Đối tượng được hưởng phụ cấp công tác Đảng
Theo quy định tại Hướng dẫn 05-HD/BTCTW, đối tượng được hưởng phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội bao gồm:
– Cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế được giao, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước gồm:
- Các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng như văn phòng, tổ chức, dân vận, tuyên giáo, đối ngoại và các Đảng ủy trực thuộc từ Trung ương đến cấp huyện;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ Trung ương đến cấp huyện;
- Các cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
– Cán bộ, công chức và người lao động công tác ở Ủy ban kiểm tra các cấp chưa được hưởng và không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề và phụ cấp thâm niên nghề;
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên trong cơ quan của Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội được xếp lương theo các bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh các đối tượng được hưởng, Hướng dẫn 05 cũng nêu rõ 06 đối tượng không được hưởng loại phụ cấp này gồm:
– Cán bộ, công chức và người làm chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể chính trị – xã hội trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước, lực lượng vũ trang.
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp của Đảng; doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp của cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị – xã hội.
– Cán bộ, công chức nghỉ chờ đủ tuổi để nghỉ hưu.
– Cán bộ, công chức giữ chức vụ bầu cử, bổ nhiệm có lương chức vụ từ 9,7 trở lên hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,20 trở lên.
– Cán bộ, công chức công tác ở cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp đang hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề, hoặc phụ cấp trách nhiệm nghề và phụ cấp thâm niên nghề.
– Người được xếp lương theo cấp hàm cơ yếu.
Mức phụ cấp về công tác Đảng
Cách tính mức phụ cấp này được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 1 Hướng dẫn 05 này như sau:
Mức phụ cấp: Bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Căn cứ quy định này, cách tính loại phụ cấp này như sau:
Phụ cấp = 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Trong đó:
Mức lương hiện hưởng
Lương của cán bộ, công chức được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở bằng công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
– Hệ số lương: Tùy vào từng đối tượng khác nhau, cán bộ, công chức sẽ được quy định hệ số lương khác nhau. Hệ số này quy định cụ thể tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
– Mức lương cơ sở: Hiện mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũng được tính theo công thức:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó, hệ số phụ cấp này được quy định cụ thể tại phụ lục kèm theo Nghị định 204 năm 2004. Đồng thời, Hướng dẫn 05 này cũng quy định cụ thể mức hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của một số chức danh sau đây:
– Phó trưởng đoàn thể chính trị, xã hội ở Trung ương (trừ Bí thư Trung ương Đoàn); phó bí thư các tỉnh ủy, thành ủy (trừ TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh); phó bí thư Đảng ủy trực thuộc Trung ương: Hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 1,3.
– Phó trưởng các ban Đảng ở Trung ương đã giữ chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (trừ TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh): Hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 1,4.
Phụ cấp thâm niên vượt khung
Loại phụ cấp này được quy định cụ thể tại Thông tư 04/2005/TT-BNV. Theo đó, mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
Khoảng thời gian không hưởng phụ cấp
Về nguyên tắc, khi cán bộ, công chức làm việc, công tác ở cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị – xã hội các cấp từ Trung ương đến cấp huyện thì sẽ được hưởng loại phụ cấp này.
Tuy nhiên, không phải trong mọi khoảng thời gian, cán bộ, công chức cũng được hưởng phụ cấp này. Bởi theo khoản b Điều 3 Hướng dẫn 05 nêu trên, có 04 khoảng thời gian không tính hưởng phụ cấp sau đây:
– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên, hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng (30 ngày) trở lên;
– Thời gian cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trong đó, khi thôi công tác ở cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị – xã hội các cấp thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo. Loại phụ cấp này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Phụ cấp công tác Đảng có tính thuế TNCN không?
ại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn Luật thuế TNCN Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế TNCN quy định:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
…
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định”.
Đối với phụ cấp ngành nghề đặc thù, tại Điểm d, Khoản 10.1 Mục 10, Danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công kèm theo Công văn số 1381/TCT-TNCN ngày 24/4/2014 của Tổng cục Thuế quy định: Về phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị – xã hội chỉ áp dụng đối với các đơn vị thuộc cơ quan Đảng (theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 của Ban Tổ chức Trung ương)
Căn cứ quy định nêu trên, khoản phụ cấp công tác Đảng không thuộc khoản thu nhập được giảm trừ khi tính thuế TNCN.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hợp đồng dài hạn là gì?
- Luật phòng chống cháy, nổ
- Chi phí thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài
- Bản cam đoan làm lại giấy khai sinh
- Những loại đất nào được cấp sổ đỏ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phụ cấp công tác Đảng có tính thuế TNCN”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, mẫu trích lục bản án ly hôn, cấp bản sao trích lục hộ tịch, xin giấy phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, văn bản tạm ngừng kinh doanh, thông báo giải thể công ty, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Đối tượng áp dụng thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP, Khoản 1 Hướng dẫn số 35-HD/BTCTW1, Khoản 1 Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW2, Khoản 1 Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW3, Điểm 1.2, Khoản 1 Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW4 và các văn bản có liên quan.
Việc xác định phụ cấp công tác đảng (nếu có) quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP đối với các đối tượng được áp dụng theo quy định trên được thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn số 05-HD/BTCW5.
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (kể cả Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng) hưởng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu.
– Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương hưởng hệ số 0,5 mức lương tối thiểu.
– Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ cấp quận, huyện, thị xã và tương đương hưởng hệ số 0,4 mức lương tối thiểu.
– Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ, chi bộ cấp xã và tương đương hưởng hệ số 0,3 mức lương tối thiểu.