Xin chào luatsu247. Hiện tại tôi đang làm lãnh đạo tại một đơn vị sự nghiệp công lập. Tôi có một vài vướng mắc liên quan đến vấn đề phụ cấp chức vụ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp mong được luật sư giải đáp. Xin cảm ơn
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi đến với luatsu247. Vấn đề liên quan đến phụ cấp luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc của anh cũng như cung cấp thêm cho mọi người những kiến thức liên quan đến phụ cấp chức vụ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp. Chúng tôi sẽ chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 22/2006/TT-BTC
- Nghị Định 204/2014/NĐ-CP
Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp là gì?
Đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
Đơn vị hành chính sự nghiệp là cách gọi phổ biến đối với các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp. Đây là những đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội…Các đơn vị này được ngân sách cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
Đơn vị hành chính sự nghiệp có nhiều loại, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được chia thành hai nhóm: Các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp.
Đơn vị hành chính sự nghiệp là các cơ quan, đơn vị hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng các nguồn kinh phí khác như học phí, hội phí, kinh phí được tài trợ, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ để phục vụ các nhiệm vụ của Nhà nước, trong đó chủ yếu là các hoạt động chính trị xã hội.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp được trực thuộc các Bộ, Tổng cục, các cơ quan đoàn thể và các tổ chức xã hội do Trung ương và địa phương trực tiếp quản lý hoặc các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp?
Đơn vị hành chính sự nghiệp ở nước ta hiện tại bao gồm rất nhiều các đơn vị khác nhau, có thể phân loại dựa vào kinh phí, dựa vào ngân sách và theo cấp quản lý. Nhưng nhìn chung, đơn vị hành chính sự nghiệp được phân thành 03 loại chủ yếu sau đây:
– Theo khả năng tự đảm bảo kinh phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp, bao gồm có:
+ Đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy: đây là các cơ quan công quyền trong bộ máy nhà nước (hay nói cách khác là các đơn vị hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước) được ngân sách nhà nước cấp 100% kinh phí như: Ủy ban nhân dân các cấp xã, huyện, tỉnh,…
+ Đơn vị hành chính sự nghiệp có nguồn thu: các đơn vị này vẫn có sự hỗ trợ từ kinh phí Nhà nước nhưng bên cạnh đó có những hoạt động tạo ra nguồn thu về cho chính đơn vị mình. Ví dụ như các đơn vị, cơ quan: trường học, bệnh viện, đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học,…
Trong đó, trường học là đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, viện nghiên cứu khoa học thì được đảm bảo 100% nguồn kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước.
– Phân cấp theo quản lý tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp được chia thành như sau:
+ Đơn vị hành chính dự toán cấp 01: đây là đơn vị được nhận trực tiếp ngân sách hoạt động từ Thủ tướng Chính phủ hoặc từ cấp UBND. Sau đó, đơn vị thực hiện phân bổ ngân sách và giao kế hoạch dự toán cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc do mình quản lý.
+ Đơn vị hành chính dự toán cấp 02: Đây là các đơn vị thuộc sự quản lý của các đơn vị cấp 01 và được cấp 01 giao cho dự toán ngân sách và thực hiện phân bổ lại cho các đơn vị hành chính dự toán cấp 03.
Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp là gì?
heo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bởi Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định:
“Điều 4. Cán bộ, công chức
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
Như vậy, theo quy định mới thì từ ngày 01/7/2020 người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập như trường học, bệnh viện, … không phải là công chức.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp không phải là công chức thì sẽ thuộc biên chế viên chức theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thuộc biên chế viên chức. Cụ thể như sau:
“Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp?
Đối tượng áp dụng phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
Theo Quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo có liệt kê các đối tượng sau đây:
– Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
– Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.
Nguyên tắc trong quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.
Các trường hợp được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
– Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
– Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.
Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo sẽ được áp dụng theo quy định tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
– Mức phụ cấp chức danh lãnh đạo UBND cấp tỉnh thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh:
TT | Chức danh | Hệ số | Mức phụ cấp | |
Đến 30/6/2020 | Từ 01/7/2020 | |||
1 | Phó Chủ tịch UBND | 1.2 | 1.788.000 | 1.920.000 |
2 | Chánh văn phòng UBND, Giám đốc Sở và tương đương | 1.0 | 1.490.000 | 1.600.000 |
3 | Phó chánh văn phòng UBND, Phó Giám đốc Sở và tương đương | 0.8 | 1.192.000 | 1.280.000 |
4 | Trưởng phòng Sở và tương đương | 0.6 | 894.000 | 960.000 |
5 | Phó trưởng phòng Sở và tương đương | 0.4 | 596.000 | 640.000 |
Mức phụ cấp chức danh lãnh đạo UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương còn lại
TT | Chức danh | Hệ số | Mức phụ cấp | |
Đến 30/6/2020 | Từ 01/7/2020 | |||
1 | Chủ tịch UBND | 1.25 | 1.862.500 | 2.000.000 |
2 | Phó Chủ tịch UBND | 1.05 | 1.564.500 | 1.680.000 |
3 | Chánh văn phòng UBND, Giám đốc Sở và tương đương | 0.9 | 1.341.000 | 1.440.000 |
4 | Phó chánh văn phòng UBND, Phó Giám đốc Sở và tương đương | 0.7 | 1.043.000 | 1.120.000 |
5 | Trưởng phòng Sở và tương đương | 0.5 | 745.000 | 800.000 |
6 | Phó trưởng phòng Sở và tương đương | 0.3 | 447.000 | 480.000 |
– Mức phụ cấp thành phố thuộc tỉnh là đô thi loại II
TT | Chức danh | Hệ số | Mức phụ cấp | |
Đến 30/6/2020 | Từ 01/7/2020 | |||
1 | Chủ tịch UBND | 0,9 | 1.341.000 | 1.440.000 |
2 | Phó Chủ tịch UBND | 0,7 | 1.043.000 | 1.120.000 |
3 | Chánh văn phòng, Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND | 0,5 | 745.000 | 800.000 |
4 | Phó chánh văn phòng, Phó trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND | 0,3 | 447.000 | 480.000 |
Cách trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bao gồm cả hệ số chênh lệch đối với Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Trên đây là ý kiến của luatsu247 về vấn đề phụ cấp chức vụ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc.
Mời bạn xem thêm
- Chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn có được tính vào thời gian công tác liên tục không?
- Quy định về thời gian làm việc sau đào tạo như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp?”″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; cách tra số mã số thuế cá nhân; nhận công chứng tại nhà hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.
Theo Quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo có liệt kê các đối tượng sau đây:
– Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
– Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.
Theo điểm d.d2, khoản 8, Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP: những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm), không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Theo Điều 1 về phạm vi áp dụng của Thông tư 05/2005/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức thì “Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).”
Như vậy, khi đã là lãnh đạo được hưởng phụ cấp chức vụ thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc (trong trường hợp này là thủ quỹ).
Căn cứ cho việc hưởng phụ cấp công tác lưu trữ là Công văn sô 2939/BNV-TL về việc chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ. Đối tượng áp dụng, cách tính trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV.
Theo đó, phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
Không có quy định thể hiện rằng người được hưởng phụ cấp chức vụ thì không được hưởng trợ cấp độc hại, do đó, người được hưởng phụ cấp chức vụ vẫn được hưởng phụ cấp công tác lưu trữ (phụ cấp độc hại).
Trong trường hợp bạn đưa ra, trưởng phòng hành chánh của đơn vị nhà nước được phụ cấp chức vụ kiêm thủ quỹ thì chỉ có thể được hưởng thêm phụ cấp công tác lưu trữ.