Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác?

25/08/2022
Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác?
400
Views

Mỗi cá nhân trong xã hội đều được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Vì vậy, trong xã hội văn minh, bất kỳ người nào cũng đều có cảm nhận riêng của mình về gia đình. Và gia đình luôn gắn với quan hệ hôn nhân giữa 2 người nam và nữ. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào xã hội mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Do vậy việc đột nhiên có người thứ ba phá hoại hôn nhân là điều đáng lên án. Vậy Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Hôn nhân là gì

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, khái niệm hôn nhân được hiểu là:

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn

Trên cơ sở khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình hiện hành, hôn nhân được xem là kết quả của tình yêu, là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Đây là sự kết hợp giữa nam và nữ về tình cảm, xã hội, giới tính, tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và phụ nữ, cho phép nam nữ sống chung với nhau đồng thời đặt ra các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau. Trên thực tế, lễ cưới hỏi thường được xem là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân. Tuy nhiên, về mặt luật pháp, hôn nhân bắt đầu từ việc đăng ký kết hôn, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật khi đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, theo quy định Điều 36 Hiến pháp 2013, hôn nhân dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, là chế độ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Các quốc gia trên thế giới tồn tại nhiều kiểu hôn nhân khác nhau như hôn nhân một vợ một chồng, hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng, hôn nhân đa thê, hôn nhân đồng tính, nam nữ sống chung như vợ chồng,… Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ công nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Đối với hôn nhân giữa những người cùng giới tính, mặc dù không cấm nhưng Nhà nước vẫn không thừa nhận hôn nhân đồng giới.

Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu người thứ ba có hành vi như chung sống như vợ chồng với vợ (chồng) bạn, xen vào cuộc sống hôn nhân của bạn và vợ (chồng) thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác
Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác

Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác không?

Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó dẫn đến các hậu quả sau:

+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc người thực hiện hành vi này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

+ Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Khi đấy, mức phạt tù cao nhất đối với tội này là 03 năm tù.

Việc nuôi con sau khi ly hôn của những gia đình bị người thứ ba chen ngang như thế nào?

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy căn cứ theo quy định hiện hành, nếu con dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc sẽ giao cho mẹ nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn ở với ai.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phạt bao nhiêu tiền đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Có được khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình người khác không?

Căn cứ theo quy định của pháp luật, cụ thể là Bộ Luật hình sự 2015  thì không có tội nào là “tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác” mà Bộ luật hình sự 2015 chỉ đề cập đến tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định cụ thể tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015. Do vậy, được khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình người khác

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được quy định lần đầu tiên tại Việt Nam vào khi nào?

Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã xóa bỏ chế độ đa thê và ghi nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng lần đầu tại Luật hôn nhân và gia đình 1959.

Đang ly thân mà sống chung với người khác được không?

Thực chất trong pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về ly thân. Theo pháp luật hiện hành, quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi có bản án quyết định của Tòa án. Nên dù vợ chồng không còn sống với nhau, mong muốn sống riêng hay còn gọi là ly thân. Thì lúc này quan hệ hôn nhân của họ vẫn chưa kết thúc. Nên nếu sống chung với người khác như vợ chồng đã trái pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.