Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân đồng giới?

06/12/2021
Bản án hủy kết hôn trái pháp luật mới
1076
Views

Hôn nhân đồng giới đang là một vấn đề được tranh luận rất sôi nổi trên thế giới hiện nay. Hiện tại, tính đến thời điểm này, có hơn 15 quốc gia trên thế giới đã công nhận việc kết hôn giữa những người đồng giới. Tại thời điểm này ở Việt Nam, các nhà làm luật, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, bác sĩ, luật sư đang lên tiếng tranh luận và đưa ra những ý kiến để ủng hộ việc công nhận kết hôn đồng giới trong Luật hôn nhân và gia đình. Nhưng liệu việc quá vội vàng công nhận việc kết hôn đồng giới đã là một giải pháp an toàn và tốt nhất cho vấn đề tại thời điểm hiện tại hay chưa? Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân đồng giới? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Hôn nhân đồng giới là gì?

Để hiểu về hôn nhân đồng giới, trước hết chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn về những người đồng giới (đồng tính). Đồng giới không phải là một loại bệnh như định kiến của nhiều người. Đây là xu hướng tình dục, xu hướng tình yêu, bị chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý của cơ thể con người mà họ không thể lựa chọn khác được. Những người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần, chỉ khác về xu hướng tình dục.

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.

Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân đồng giới?

Hôn nhân đồng giới là vấn đề nhạy cảm rất cao không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới, ngay cả với những nước phát triển.

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học, đồng cảm, chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống. Những người cùng giới tính họ cũng mong ước giống như người bình thường đó là được chung sống trong một gia đình với người mình yêu, được quan tâm, chăm sóc, do đó dẫn đến tình trạng kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Trước đây, nếu theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm. Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn đồng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8). Theo báo Tuổi Trẻ, những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng pháp luật sẽ không xử lý khi giữa họ có tranh chấp xảy ra.

Không thừa nhận có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ – chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Như vậy, theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước.

Đây là kết quả của quá trình vận động và thảo luận xã hội trong suốt những năm qua, dẫn đến việc các nhà làm luật đã nhìn nhận tích cực hơn về quyền kết hôn, bình đẳng của người đồng tính và các cặp đôi cùng giới.

Bên cạnh đó, theo điều 8 Nghị định 87/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã hết hiệu lực thì:

“Phạt tiền 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính”.

Hiện nay, theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, Hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì Điều 48 có quy định về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng) thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” đã được bãi bỏ.

Việt Nam có cho phép chuyển giới không?

Thứ nhất, Theo thống kê của Bộ Y Tế đã được đăng tải trên một số báo trí uy tín thì số lượng người có nhu cầu chuyển đổi giới tính của Việt Nam từ 250.000 đến 300.000 người. Như vậy, đây là số lượng rất lớn phản án một nhu cầu thực tế của hiện trạng xã hội.

Thứ hai, trong những năm qua cùng với sự tuyên truyền của nhà nước xã hội đã nhìn nhận và dường như không còn có thái độ kỳ thị với người chuyển giới nữa. Điều này cũng được thể hiện trong quá trình lập pháp của Quốc hội cụ thể:

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2015 và nghị định số 88/2008/NĐ-CP ban hành ngày 05/08/2008 đã có quy định về quyền xác định lại giới tính:

“Điều 36: Quyền xác định lại giới tính

1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. (Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015)

Như vậy, có thể nói cánh cửa cho phép việc chuyển đổi giới tính đã được mở, cho phép những người đã tiến hành chuyển đổi giới tính trước đó đăng ký lại giới tính thật của mình. Và mở ra việc xây dựng dự thảo luật về việc chuyển đổi giới tính cho phép những người có nhu cầu xác định lại giới tính thật có thể tiến hành theo quy định của pháp luật.

Việc đăng ký lại giới tính được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật hộ tịch năm 2014 quy định cụ thể:

Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch

2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

c) Xác định lại giới tính…

Thứ ba, Vấn đề quan trọng nhất là ban hành những quy định chi tiết được quy định cụ thể trong một đạo luật về chuyển đổi giới tính đã được Bộ tư pháp chủ trì phối hợp với các Bộ chức năng (Bộ Y tế) để đưa ra dự thảo về luật chuyển đổi giới tính và tiến hành lấy ý kiến của người dân. Trong dự thảo này cũng lấy ý kiến về những vấn đề nhạy cảm nhất như: Độ tuổi được phép chuyển đổi giới tính là bao nhiêu (Trong dự thảo dự kiến là 18 tuổi), và tồn tại nhiều vấn đề pháp lý khác cần hướng dẫn chi tiết như: Có chính sách hỗ trợ tài chính với người chuyển giới không ? (Việc chuyển giới trên thực tế cũng rất tốn kém về tài chính) Cơ sở nào được phép chuyển giới (Phẫu thuật chuyển giới là một phẫu thuật phức tạp không phải cơ sở nào cũng có thể tiến hành)… Một lần nữa người chuyển giới vẫn phải chờ để có được quy định cụ thể và chi tiết hơn.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân đồng giới?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật?

Khi hủy kết hôn trái pháp luật sẽ dẫn đến các hậu quả sau:
– Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền; nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
– Quan hệ tài sản; nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 luật hôn nhân và gia đình.

Các trường hợp bị cấm kết hôn mới nhất hiện nay

Theo căn cứ pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những trường hợp bị cấm kết hôn bao gồm:
– Kết hôn giả tạo: Là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
– Tảo hôn: Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định;
– Cưỡng ép kết hôn: Là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn; hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ;
– Lừa dối, cản trở kết hôn: Là việc một bên hoặc của người thứ ba có hành vi cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối sẽ không đồng ý kết hôn
– Đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác.
– Kết hôn giữa các đối tượng: Người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng.
– Lợi dụng kết hôn để mua bán người; bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục; hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận