Phạm nhân trong trại giam được ăn Tết như thế nào?

12/01/2022
Phạm nhân trong trại giam được ăn Tết như thế nào?
1343
Views

Những ngày này, không khí xuân đang tràn ngập mọi nẻo đường trên khắp vùng miền của Tổ quốc. Mỗi năm khi đến dịp Tết Nguyên Đán; người dân Việt Nam lại tất bật chuẩn bị đón một năm mới sắp tới với nhiều niềm vui, tiếng cười. Đối với các phạm nhân trong trại giam; mỗi phạm nhân cũng đều có tâm trạng háo hức chào đón năm mới. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu phạm nhân trong trại giam được ăn Tết như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Chế độ ăn của phạm nhân trong trại giam

Tại Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định; phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:

– 17 kg gạo tẻ;

– 15 kg rau xanh;

– 01 kg thịt lợn;

– 01 kg cá;

– 0,5 kg đường;

– 0,75 lít nước mắm;

– 0,2 lít dầu ăn;

– 0,1 kg bột ngọt;

– 0,5 kg muối;

– Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;

– Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than. Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.

Chế độ ăn của phạm nhân trong trại giam trong các ngày lễ, Tết 

Phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường (theo khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự năm 2019).

Phạm nhân lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm; nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ; lao động, học tập tại nơi chấp hành án Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.

Chế độ ăn đối với phạm nhân mang thai, nuôi con dưới 36 tháng

Theo khoản 1 Điều 10, phạm nhân nữ trong thời gian mang thai; nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân; thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ

Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân trong trại giam

Theo Điều 8 Nghị định 133, phạm nhân được cấp quần áo, tư trang như sau:

– 02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm;

– 02 bộ quần áo lót/năm;

– 02 khăn mặt/năm;

– 02 chiếu cá nhân/năm;

– 02 đôi dép/năm;

– 01 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 01 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm;

– 01 áo mưa nilông/năm;

– 04 bàn chải đánh răng/năm;

– 600 g kem đánh răng/năm;

– 3,6 kg xà phòng/năm;

– 800 ml dầu gội đầu/năm;

– 01 màn/03 năm;

– 01 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi);

– 01 áo ấm/03 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp);
Phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.

– Phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác. Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Chế độ ăn đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Khoản 2 Điều 11 quy định, ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên như trên, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp thêm:

– 800 ml dầu gội đầu/năm, 01 bộ quần áo dài/năm;

– 01 mũ cứng hoặc nón/năm, 01 mũ vải/năm;

– 01 áo ấm + 02 đôi tất + 01 mũ len dùng trong 01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp).
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp 01 chăn/02 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại cấp chăn sợi) thay cho tiêu chuẩn 01 chăn/04 năm.

Phạm nhân trong trại giam được ăn Tết như thế nào?

Vào dịp Tết, các phạm nhân cũng được nghỉ lao động. Trước và sau Tết, các phạm nhân đều được tạo điều kiện để gặp người thân tới thăm.

Thông thường, ngày 28 Tết thì các phạm nhân thu dọn dụng cụ lao động. Phạm nhân được nghỉ lao động từ ngày 29 đến hết mùng 3 Tết, mùng 4 thì đi làm lấy ngày, làm khai xuân.

Không chỉ được nghỉ lao động; phạm nhân còn được Nhà nước chi ngân sách để ăn mỗi ngày Tết bằng 5 lần ngày thường. Đặc biệt, cứ khoảng ngày 28 – 29 Tết; lãnh đạo trại giam cho phép một số phạm nhân khéo tay xuống bếp ăn tập thể để gói bánh chưng. Cũng trong thời gian này, trại giam sẽ mua các loại thực phẩm như thịt lợn; thịt gà, thịt bò,… để các phạm nhân ăn Tết.

Đêm giao thừa, lãnh đạo trại giam sẽ đi đến từng buồng giam để chúc Tết. Sáng mùng 1 Tết, tất cả các phạm nhân, kể cả phạm nhân thụ án tù chung thân; đều được tập trung lại để cán bộ trại chúc Tết. Sau đó các phạm nhân được vui văn nghệ; tham gia những trò chơi tập thể như bóng chuyền, cầu lông, kéo co….

Ngày Tết, các phạm nhân trong trại giam được nghỉ lao động, ăn và vui chơi tập trung. Hơn nữa, vào dịp Tết, tâm lý của con người nói chung và các phạm nhân nói riêng; là nhớ về quê hương, gia đình càng nhiều. Do vậy, càng vào dịp Tết thì an ninh càng phải được tăng cường; nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp chống phá cơ sở giam giữ hoặc trốn trại.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Phạm nhân trong trại giam được ăn Tết như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chế độ ăn đối với phạm nhân dưới 18 tuổi được quy định như thế nào

Tại khoản 1 Điều 11 quy định, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng thịt, cá ăn của phạm nhân.

Phạm nhân được sử dụng quà, tiền để ăn thêm không?

Ngoài tiêu chuẩn ăn như trên, căn cứ khoản 2 Điều 7, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.