Chào Luật sư 247. Em có thắc mắc sau, mong được Luật sư giải đáp. Em trai em còn trẻ gần hết thời hạn phạt tù, tôi sợ em trai tôi khi ra tù có tâm lý về tình cảm không tốt, không biết trước khi tù trại giam có tổ chức tư vấn tình cảm cho em trai tôi được không? Mong được Luật sư hỗ trợ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc phạm nhân có được tư vấn tình cảm trước khi ra tù hay không? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 49/2020/NĐ-CP
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Thông tư 44/2016/TT-BLĐTBXH
Sau bao lâu người bị phạt tù được trở lại cuộc sống?
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt không chỉ trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ và những người xung quanh ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Một trong những hình phạt nghiêm khắc hiện nay là hình phạt tù. Theo Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người phạm tội có thể bị tù có thời hạn hoặc tù chung thân.
Không tính đến tù chung thân, những người chịu hình phạt tù có thời hạn sẽ bị giam giữ tối thiểu 03 tháng và tối đa 20 năm. Sau thời gian này, họ được trở về và hòa nhập với cộng đồng.
Phạm nhân có được tư vấn tình cảm trước khi ra tù hay không?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân như sau:
1. Trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân.
2. Tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm:
a) Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;
b) Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng;
c) Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.
Do đó, phạm nhân được tư vấn tình cảm trước khi ra tù để tái hòa nhập cộng đồng theo trên.
Người mới ra tù được hỗ trợ việc làm không?
Theo quy định tại Thông tư 44/2016/TT-BLĐTBXH, người chấp hành xong hình phạt tù sẽ được hỗ trợ tối đa trong việc tìm kiếm việc làm. Cụ thể:
– Được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp
Nếu người ra tù tham gia đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hưởng chính sách nội trú.
Nếu tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng thì được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại.
Riêng những người không thuộc các đối tượng nêu trên sẽ nhận sự hỗ trợ tùy theo quyết định của các cơ quan chức năng.
– Được tư vấn, giới thiệu việc làm
Không có việc làm, chưa có thu nhập, những người mới ra tù sẽ được các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm miễn phí.
Bằng nhiều hình thức khác nhau như tư vấn trực tiếp, tư vấn tập trung, tư vấn qua điện thoại, trang thông tin điện tử hay tại các phiên giao dịch việc làm, họ có cơ hội tiếp cận với nhiều công việc ở các lĩnh vực khác nhau, được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân.
– Được vay vốn đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm
Nếu có nhu cầu vay vốn đào tạo nghề nghiệp thì người ra tù được vay 1,5 triệu đồng/tháng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (Điều 1 Quyết định 751/QĐ-TTg).
Trường hợp muốn vay với số tiền lớn hơn để tạo việc làm thì người ra tù có thể vay từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức vay tối đa là 50 triệu đồng (khoản 2 Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP).
Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm là những công việc tích cực, có ý nghĩa không chỉ riêng bản thân người lao động mà còn góp phần giải quyết việc làm cho những lao động khác. Do vậy, người chấp hành xong hình phạt tù còn được chính quyền địa phương hỗ trợ cho vay ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
– Được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Để tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử với người chấp hành hình phạt tù, nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì họ sẽ được hỗ trợ như những người lao động khác.
Ngoài việc trợ giúp về việc làm, người chấp hành xong hình phạt tù nếu thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thì còn được hưởng các chính sách hỗ trợ khác (trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế,…) để ổn định cuộc sống.
Có được tư vấn tình cảm riêng cho phạm nhân trước khi tái hòa nhập cộng đồng hay không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân như sau:
3. Phương pháp tư vấn tâm lý cho phạm nhân:
a) Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức cho phạm nhân đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó phân công cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Có thể tư vấn riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn nhóm cho số phạm nhân có cùng nội dung tư vấn;
b) Việc tổ chức tư vấn riêng phải được thực hiện trong các phòng tư vấn, có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn.
Theo đó, cơ sở giam giữ tổ chức tư vấn tâm lý cho phạm nhân có thể tư vấn tình cảm riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn nhóm cho số phạm nhân.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?
- Chế độ ăn vào ngày tết của phạm nhân như thế nào?
- Hành vi làm giả 02 con dấu của Ủy ban xã sẽ bị phạt tù mấy năm?
- Dương tính ma túy có phải đi tù không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phạm nhân có được tư vấn tình cảm trước khi ra tù hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về một số khoản tiền được cấp cho họ sau khi hết hạn tù như sau:
– Cấp khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng: Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân (khoản 2 Điều 7 Nghị định 49/2020/NĐ-CP);
– Cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc;
Đi tù và bồi thường thiệt hại là hai trách nhiệm riêng biệt của người phạm tội trong vụ án hình sự. Vì vậy, dù có đi tù thì họ vẫn phải chịu bồi thường thiệt hại.
Phạm nhân cũng được pháp luật trao cho các quyền quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019 sau đây:
– Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
– Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
– Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
– Được lao động, học tập, học nghề;
– Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
– Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
– Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
– Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
– Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.