Hộ tịch được hiểu là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Mục đích chính của đăng ký hộ tịch là để tạo ra hệ thống pháp luật được sử dụng để thiết lập và bảo vệ các quyền dân sự của cá nhân. Mục đích thứ hai là tạo ra một nguồn dữ liệu cho việc biên soạn các số liệu thống kê quan trọng, phục vụ cho hoạt động thống kê dân cư của nhà nước.
Nghĩa là, Việc đăng ký hộ tịch tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc để Nhà nước Việt Nam ta công nhận và bảo hộ quyền con người; quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Đồng thời quản lý hộ tịch còn góp phần vào các biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học và chính xác. Từ đó nhằm phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội; an ninh – quốc phòng của đất nước. Chính vì vậy việc tìm hiểu nội dung về vấn đề đăng ký hộ tịch là vấn đề vô cùng quan trọng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Đăng ký hộ tịch là gì?
Đăng ký hộ tịch, hay nói gọn là hộ tịch, là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi và lưu lại lại các sự kiện hộ tịch quan trọng của công dân.
Khái niệm đăng ký hộ tịch được định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014 theo đó: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.”.
Một số các hoạt động đăng ký hộ tịch
Tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà việc Đăng ký hộ tịch có khác biệt theo đặc thù của từng nước, tuy nhiên một số hoạt động chung có thể kể đến bao gồm:
Hoạt động xác nhận các sự kiện hộ tịch
- Sinh: Đăng ký khai sinh trên cơ sở giấy khai sinh
- Kết hôn, ly hôn: Đăng ký kết hôn (trên cơ sở hôn thú), ly hôn trong nước, đăng ký kết hôn, ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Tử: Khai tử, tuyên bố khai tử (trên cơ sở giấy chứng tử)…
- Nuôi con nuôi: Nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Giám hộ
- Nhận cha, mẹ, con
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm (tên đệm hay tên lót)
- Cải chính hộ tịch gồm: thay họ, tên, chữ đệm và ngày, tháng, năm sinh
- Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
- Đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
- Xác định lại dân tộc, giới tính…
Hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền
- Ly hôn
- Xác định cha, mẹ, con,
- Thay đổi quốc tịch,
- Mất tích
- Mất năng lực hành vi dân sự
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Huỷ hôn nhân trái pháp luật
- Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
- Hoặc những sự kiện khác.
Cấp giấy tờ hộ tịch. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo thủ tục, trình tự được quy định tại pháp luật mỗi nước và là bằng chứng, chứng cứ công nhận các sự kiện về hộ tịch, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
Nội dung đăng ký hộ tịch
Xác nhận các sự kiện hộ tịch
Xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: khai sinh; kết hôn; khai tử; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; bổ sung thông tin hộ tịch.
Theo đó cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc , đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó như Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn,…
Hành vi xác nhận của cơ quan hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi được đăng ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của cá nhân.
Thay đổi hộ tịch theo quyết định của CQNN
Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
-Thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy vệc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết ở nước ngoài.
Khác với hành vi xác nhận, đối với các việc hộ tịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ vào các quyết định (bằng văn bản) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi chú việc đó vào sổ hộ tịch. Hành vi này không làm phát sinh hiệu lực pháp lý mà chỉ là thủ tục hành chính để xác nhận phạm vi hiệu lực pháp lý của các sự kiện hộ tịch bởi vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đã đem lại hiệu lực pháp lý của việc đó.
Ngoài ra còn xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Nội dung đăng ký hộ tịch mới nhất 2021“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Có thể bạn quan tâm:
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Trường hợp nào được đơn phương ly hôn?
Câu hỏi liên quan
Xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: khai sinh; kết hôn; khai tử; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; bổ sung thông tin hộ tịch.
+ Họ, tên, chữ đệm gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự, quyền, lợi ích của người đó
+ Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi cho con nuôi; hoặc khi không làm con nuôi nữa thì cha mẹ đẻ lấy lại tên trước đây đã đặt
+ Theo yêu cầu của cha, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha mẹ cho con
+ Thay đổi từ họ của cha sang họ mẹ hoặc ngược lại
+ Người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình
+ Xác định lại giới tính
Việc cải chính hộ tịch là cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh nhưng có sai sót trong khi đăng ký như nhầm lẫn ngày 30/02, nhầm lẫn ngày âm và ngày dương; cải chính phần khai về cha mẹ trong trường hợp phần khai về cha mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác mà không phải là cha, mẹ đẻ.
Câu trả lời là không. Sau khi ghi bổ sung những thay đổi cải chính ở mặt sau Giấy khai sinh và cột ghi chú trong sổ khai sinh thì trả lại bản chính cho đương sự, nếu đương sự có nhu cầu cấp lại bản chính thì đến UBND cấp huyện để cấp lại, UBND xã không có thẩm quyền cấp lại Giấy khai sinh.